ClockThứ Năm, 13/08/2020 20:04

Người lãnh đạo giản dị, gần gũi với Nhân dân

TTH - Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã ra đi, nhưng người dân cả nước luôn nhớ đến ông - một cán bộ quân sự dày dạn kinh nghiệm, một Tổng Bí thư tâm huyết với công tác xây dựng Đảng và một người lãnh đạo giản dị, gần gũi với Nhân dân.

Làng Rồng thương nhớ khôn nguôiLàng Rồng nhận quà tết của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gửi quà tặng người dân làng RồngTừ Hòa Duân đến làng Rồng

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thị sát Cảng nước sâu Chân Mây. Ảnh: Diên Thống

Nhiều kinh nghiệm trên chiến trường

Bao năm tháng trên chiến trường đã tôi rèn người lính dũng cảm Lê Khả Phiêu thành người cán bộ chính trị quân sự dày dạn kinh nghiệm.

Tham gia quân ngũ từ tháng 5/1950, đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, trên cương vị Chính ủy Trung đoàn, sau đó kiêm Trung đoàn trưởng, đồng chí đã chỉ huy Trung đoàn 9 và cùng với các lực lượng tiến công làm chủ Cố đô Huế và chốt giữ, bảo vệ thành phố suốt 26 ngày đêm khốc liệt. Sau cuộc tổng tiến công, đồng chí được đề bạt làm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị Thiên - Huế.

Tháng 5/1974, trên cương vị Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 2, trong cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam năm 1975, Quân đoàn 2 do đồng chí Lê Khả Phiêu làm Chủ nhiệm Chính trị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Sau khi đất nước giải phóng, trước thảm họa diệt vong do tập đoàn phản động Pol Pot-Yeng Sari gây ra, theo yêu cầu khẩn thiết của Nhân dân Campuchia, tháng 1/1979, Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng cách mạng và Nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ Khmer đỏ và trong 10 năm (1979-1989) giúp bạn làm cho đất nước hồi sinh.

Trong đội quân tình nguyện, đồng chí Lê Khả Phiêu là người tham gia chỉ huy những trận đánh; lần lượt đảm đương vị trí Chủ nhiệm Chính trị, Phó Tư lệnh về chính trị Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia cho đến ngày thắng lợi năm 1989.

Sau này, trên cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, đồng chí Lê Khả Phiêu đã cùng với tập thể chăm lo xây dựng Đảng bộ quân đội trong sạch, vững mạnh.

Tâm huyết với công tác xây dựng Đảng

Sau 46 năm binh nghiệp, năm 1997, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu chọn đảm đương cương vị Tổng Bí thư. Trong tình hình đất nước đổi mới, cùng với Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đưa ra nhiều quyết sách đúng đắn, sáng tạo, khai thông nhiều vấn đề lớn trong quan hệ với các nước, mở rộng và củng cố quan hệ đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Trước tình trạng trong Đảng bộc lộ một số yếu kém: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm…, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII triệu tập Hội nghị lần thứ 6 (lần 2, tháng 2/1999), nhấn mạnh đến tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình; tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Tại Hội nghị lần thứ 6 do Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chủ trì, lần đầu tiên thực sự có nghị quyết chuyên biệt (Nghị quyết số 09-NQ/TW) với tên gọi “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay”.

Việc xử lý cán bộ vi phạm, tham nhũng trong hơn 3 năm làm Tổng Bí thư của đồng chí Lê Khả Phiêu được thực hiện một cách kiên quyết, nhằm làm trong sạch tổ chức, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, đạt được yêu cầu củng cố lại Đảng. Công việc khó khăn, phức tạp và quyết liệt, nhưng cần thiết và cấp bách, được dư luận, đảng viên, quần chúng Nhân dân ủng hộ và đồng chí đã trở thành người đi đầu, mẫu mực chống tham nhũng.

Người lãnh đạo gũi gần, thương dân

Đối với Nhân dân cả nước nói chung và người dân Thừa Thiên Huế nói riêng, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là một người lãnh đạo hết sức gần gũi và thương dân.

Trong cơn lũ lịch sử năm 1999, trong đau thương mất mát, Thừa Thiên Huế được đón Tổng Bí thư vào thăm. Mọi người không khỏi xúc động khi nhìn thấy vị lãnh đạo đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong trang phục giản dị, phong cách gần gũi đã đến từng nhà, từng thôn xóm động viên, chia sẻ.

Chứng kiến mất mát của người dân thôn Hải Thành (thị trấn Thuận An, Phú Vang) sau lũ khi 64 ngôi nhà bị sóng dữ cuốn trôi, 14 người dân bị thiệt mạng, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã chỉ đạo gấp rút xây dựng 64 ngôi nhàđể bà con ổn định cuộc sống. Nhiều năm sau đó, khi đương chức hay đã nghỉ hưu, đồng chí Lê Khả Phiêu không quên tranh thủ về thăm người dân nơi đây.

Ngày 12/8, thị trấn Thuận An và người dân Làng Rồng đã lập bàn thờ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Nhà văn hóa thôn - nơi lưu giữ nhiều ký ức, hình ảnh về ông. Những ngày qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Phú Vang và người dân Làng Rồng đã  đến dâng hương tưởng nhớ ông.

Thùy Hương (tổng hợp)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Return to top