ClockThứ Hai, 21/10/2024 12:54
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:

Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết

TTH.VN - Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng 21/10, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri (báo cáo) gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho thấy, nhiều kiến nghị của cử tri được các Bộ, ban, ngành liên quan trả lời giải quyết; trong đó có nhiều kiến nghị, phản ánh của cử tri Thừa Thiên Huế.

Hôm nay khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XVCử tri kỳ vọng về những quyết sách “lịch sử”Hoàn thiện các chính sách pháp luật để thúc đẩy sự phát triển

Báo cáo do Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Trưởng Ban Dân nguyện của UBTVQH Dương Thanh Bình nêu rõ: Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, đã có 2.289 kiến nghị của cử tri được tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trong đó một số lĩnh vực tiếp tục được nhiều cử tri quan tâm như, lao động, thương binh và xã hội; y tế; giao thông vận tải; nông nghiệp, nông thôn; tài nguyên, môi trường; giáo dục, đào tạo. Đến nay, 2.238 kiến nghị được giải quyết, trả lời, đạt 97,8%.

 Trưởng Ban Dân nguyện của UBTVQH Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: quochoi.vn

Ông Bình cho biết, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã trả lời 35/35 kiến nghị, đạt 100%. Nhiều vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị đã được Quốc hội, UBTVQH tiếp thu, gắn kết chặt chẽ với hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật được Quốc hội đặc biệt chú trọng, nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tới. 

Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đã giải quyết và trả lời 2.112/2.162 kiến nghị, đạt 97,7%. Thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị và trách nhiệm, nhiều kiến nghị của cử tri đã được giải quyết, trả lời trước thời hạn, chất lượng giải quyết, trả lời ngày càng được nâng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Dương Thanh Bình chỉ rõ một số hạn chế như việc tập hợp, tổng hợp kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội qua các đợt tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau Kỳ họp thứ 7 của một số đoàn ĐBQH chưa đảm bảo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật; có kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương vẫn được tập hợp đề nghị các cơ quan ở Trung ương giải quyết.

Qua giám sát cho thấy, việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn có một số hạn chế làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của một số đối tượng và hiệu quả thực hiện một số chính sách ưu đãi của Nhà nước…

Làm rõ các kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế 

Liên quan đến các kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế, Đoàn ĐBQH tỉnh thông tin, cử tri đã phản ánh đến Quốc hội các vấn đề về giao thông, chính sách hỗ trợ nhà ở, công tác quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập, thành lập các tổ đại HĐND cấp xã…

Về kiến nghị các giải pháp xử lý bất cập liên quan đến tổ chức giao thông, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thông tin tiến độ khai thác, chủ trương đầu tư các tuyến cao tốc đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế.

 Bộ Giao thông Vận tải đã thông tin về các kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế liên quan đến tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Ảnh: Lê Đình Hoàng

Theo đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn hiện nay đang khai thác theo tiêu chuẩn cao tốc 2 làn xe từ cuối năm 2022. Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng tuyến Cam Lộ - La Sơn với chiều dài 98,35 km, quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện từ năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2025.  

Trên cơ sở chỉ đạo của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên, chiều dài khoảng 65 km, quy mô mở rộng bảo đảm quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 3.011 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hiện nay, chủ đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục liên quan, dự kiến khởi công cuối năm 2024 và cơ bản hoàn thành năm 2025. 

Bộ GTVT đã chỉ đạo chủ đầu tư, các đơn vị liên quan phối hợp địa phương rà soát, nghiên cứu đầu tư hệ thống đường gom, đường dẫn, cầu chui dân sinh, hoàn trả các đường công vụ; tính toán khẩu độ các cống thoát nước, có biện pháp gia cô mái taluy nền đường; nghiên cứu, bố trí dải phân cách cứng, lắp đặt hệ thông điện chiếu sáng cho phù hợp để bảo đảm an sinh của người dân vùng dự án và an toàn trong quá trình khai thác.

Bộ GTVT cũng thông tin các giải pháp xử lý những bất cập về tổ chức giao thông trên đoạn tuyến Km814+800 - Km815+210, Quốc lộ 1 và nút giao đường Lê Thuyết với Quốc lộ 1 như cử tri TX. Hương Trà phản ánh.

Đối với chính sách hỗ trợ nhà ở chung và mức hỗ trợ đối với các đối tượng khó khăn về nhà ở, Bộ Xây dựng cho biết: Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở và ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao đời sống, hỗ trợ các hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoa đói, giảm nghèo bền vững của các hộ dân nghèo có khó khăn về nhà ở.

Nhiều chính sách được ban hành, thực hiện trong những giai đoạn khác nhau, phù hợp với tình hình kinh tế chung của đất nước, suất đầu tư xây dựng nhà ở từng giai đoạn cũng như các nhóm đối tượng ưu tiên.

Về kiến nghị liên quan đến các tiêu chí phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập, Bộ Nội vụ ghi nhận, tiếp thu, và cho biết sẽ cùng với các Bộ, ngành nghiên cứu, rà soát, đánh giá các quy định tại Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng đối với các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Bộ Nội vụ cũng ghi nhận kiến nghị cần quy định việc thành lập Tổ đại biểu HĐND cấp xã và sẽ tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành.

Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV .

Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Công thương, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và các nội dung quan trọng khác.


LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Kiến nghị dừng dự án phục hồi rạn san hô

Do dự án mới, có tính đặc thù, các định mức kinh tế kỹ thuật chưa có, UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc Dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tỉnh (gọi tắt DA phục hồi rạn san hô).

Kiến nghị dừng dự án phục hồi rạn san hô
Return to top