ClockThứ Sáu, 17/06/2022 16:15
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV:

Nhiều quyết sách trọng tâm, trọng điểm có tính đột phá

TTH.VN - Sau 19 ngày họp tập trung, Quốc hội khóa XV đã bế mạc Kỳ họp thứ 3 vào chiều 16/6. Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm cao, không khí thảo luận sôi nổi, dân chủ, chất vấn trí tuệ, thẳng thắn, đa chiều, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.

Vai trò của Việt Nam trong Đại hội đồng Liên Hiệp quốc về ứng phó dịch bệnhQuốc hội thông qua chủ trương đầu tư 3 dự án đường cao tốc lớnQuốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu phát biểu tại hội trường ở Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 5 Luật, 16 nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết chung của Kỳ họp, cho ý kiến về 6 dự án luật và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.

Kết thúc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV, Thừa Thiên Huế online có cuộc trao đổi nhanh với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Với vai trò là Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, bà đánh giá như thế nào về Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV vừa qua?

Tôi đánh giá cao về chất lượng cũng như công tác chuẩn bị nội dung, phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến chương chình dự kiến Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội. Đồng thời, cũng đánh giá cao về sự hưởng ứng, quan tâm của cử tri cả nước đối với các vấn đề Quốc hội thảo luận, bàn bạc. Cử tri đã quan tâm kỳ họp này một cách có chủ ý; phản hồi một số vấn đề, cách giải quyết vấn đề của Quốc hội với ĐBQH nói chung và một số đoàn ĐBQH nói riêng.

Theo bà, kỳ họp đã giải quyết những vấn đề trọng tâm nào mà cử tri và Nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm?

Tại kỳ họp vừa qua có khá nhiều vấn đề trọng tâm. Điển hình như việc thảo luận, bàn bạc rút gọn thủ tục các dự án trọng điểm liên quan đến đường cao tốc. Sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị, các dự án được UBTV Quốc hội đưa ra nghị sự và giải quyết ngay. Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa cũng là vấn đề đáng chú ý. Trong 11 nhóm nội dung cơ chế đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa thì có 4 nhóm nội dung tỉnh Khánh Hòa sẽ làm điểm, tạo nền tảng để mở rộng phạm vi trong cả nước, đáng chú ý là cơ chế tách dự án đền bù giải phóng mặt bằng ra khỏi đầu tư công và phát triển kinh tế biển. Ngoài ra, những vấn đề vi phạm pháp luật, quy chế trên lĩnh vực y tế, điển hình là vi phạm pháp luật của Công ty Việt Á cũng được Quốc hội bàn bạc. Các tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm đã được xử lý, đặc biệt là những quan chức cấp cao, từ đó lấy lại niềm tin cho cử tri cả nước.

Kỳ họp này, Quốc hội cũng giành thời gian rà soát tiến độ các chương trình mục tiêu Quốc gia; ban hành các chính sách tài khóa, tiền tệ để phục hồi, phát triển nhanh kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết 43 của Quốc hội. Đồng thời rà soát, đánh giá lại hoạt động các tổ chức tín dụng.

Một “điểm nóng” nữa tại kỳ họp đó là giá xăng dầu tăng kéo theo các mặt hàng tăng theo khiến người dân gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, Quốc hội đã có nhưng giải pháp quyết liệt để hạn chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; rà soát lại các loại thuế liên quan đến xăng dầu…

Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Tại phiên chất vấn, có nhiều ý kiến thảo luận, tranh luận của các ĐBQH. Bà đánh giá như thế nào về phiên chất vấn và trả lời chất vấn?

Trên cơ sở nội dung đưa ra, phiên chất vấn và trả lời chất vấn có trọng tâm, trọng điểm. 4 nhóm vấn đề chất vấn là những nội dung cốt lõi, thể hiện tinh thần, giải quyết được vấn đề mang tính vĩ mô. Cách trả lời của các “tư lệnh” ngành vừa thể hiện trách nhiệm và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Ngoài ra, phần trả lời chất vấn có sự cộng hưởng trách nhiệm, các bộ ngành hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan. Kỳ họp này cũng là lần đầu tiên Phó Thủ tường Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đăng đàn trả lời chất vấn. Nhìn chung, phiên trả lời chất vấn đã giải quyết một cách cơ bản, sát thực tế các vấn đề cần giải quyết, tạo nền tảng để giải quyết vấn đề mang tính dài hơi.

Vậy, theo bà, ngay sau khi kỳ họp kết thúc, những vấn đề nào cần phải ráo riết thực hiện, triển khai ngay để đáp ứng lòng mong chờ của cử tri và Nhân dân?    

Có khá nhiều vấn đề được Quốc hội bàn bạc và đã giải quyết ngay. Để tạo động lực cho các địa phương, các vấn đề liên quan đến dự án giao thông, cơ chế đặc thù của tỉnh Khánh Hòa cần phải triển khai thực hiện ngay để luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.

Trong quá trình diễn ra kỳ họp, qua theo dõi cử tri Thừa Thiên Huế càng ngày càng thể hiện niềm tin với hệ thống chính trị nói chung, Quốc hội nói riêng, phần lớn cử tri tỉnh nhà bày tỏ sự hài lòng, tin tưởng vai trò giáo sát của Quốc hội, đặt niềm tin vào sự điều hành của Chính phủ.

Tại kỳ họp này, Quốc hội biểu quyết thông qua 5 Luật, 16 nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết chung của Kỳ họp. Vậy, bà có nhận định gì về việc cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật?

Nhìn chung, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV đã có những quyết định táo bạo, mang tính lịch sử, đặt nền móng cho thời gian tới. Song tôi cho rằng, các luật cần phải hoàn thiện tiếp, bởi thực tiễn sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác, cần những cơ chế mới, chính sách mới.

Tại Kỳ họp đã có 1.484 lượt đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu tại 6 phiên thảo luận tổ, 592 lượt thảo luận và 62 lượt tranh luận tại 23 phiên họp toàn thể tại Hội trường, trong đó tại phiên chất vấn có 133 lượt đại biểu thực hiện quyền chất vấn, 28 lượt đại biểu tranh luận để làm rõ hơn những vấn đề quan tâm.

 

Lê Thọ (thực hiện)

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

TIN MỚI

Return to top