ClockThứ Sáu, 17/06/2022 07:34

Vai trò của Việt Nam trong Đại hội đồng Liên Hiệp quốc về ứng phó dịch bệnh

Việt Nam cùng Nam Phi, Thụy Điển, New Zealand đã đồng chủ trì tham vấn dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh trong tương lai.

Việt Nam chủ trì cuộc họp Nhóm Công tác của HĐBA về các tòa án quốc tếCam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong giải quyết các thách thức toàn cầuViệt Nam họp tổng kết tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 17/6, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã cùng Đại sứ các nước Nam Phi, Thụy Điển, New Zealand đồng chủ trì tham vấn dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh.

Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những hạn chế của hệ thống y tế toàn cầu trong phòng chống và ứng phó với dịch bệnh, để lại những tác động nặng nề về kinh tế-xã hội, làm chậm hoặc đảo ngược những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, ảnh hưởng đến sức khỏe, y tế cho người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương.

Là quốc gia chủ trì xây dựng Nghị quyết 75/27 ngày 7/12/2020 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27/12, trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực cùng các nước thúc đẩy thảo luận về các biện pháp cải thiện hiệu quả hệ thống y tế toàn cầu, tăng cường trao đổi, chia sẻ những bài học rút ra từ đại dịch COVID-19 và những bài học thực tiễn tốt trong phòng chống dịch bệnh, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và hành động để chuẩn bị sẵn sàng phòng chống và ứng phó với các dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.

Phát biểu tại cuộc họp, nhiều nước bày tỏ ủng hộ, đánh giá cao sáng kiến của nhóm nòng cốt, chia sẻ quan điểm cần nâng cao nhận thức và hành động để sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh trên toàn cầu, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tham gia và đóng góp tích cực trong quá trình này.

Nhóm nòng cốt tổ chức Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh - gồm Australia, Bangladesh, Canada, Costa Rica, Ghana, Jamaica, New Zealand, Rwanda, Nam Phi, Thụy Điển và Việt Nam - được thành lập trên cơ sở khuyến nghị của Ban chuyên gia độc lập về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh (IPPPR) do Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập nhằm rà soát những bài học rút ra từ quá trình ứng phó với COVID-19 để chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TẠI CÁC HỘI NGHỊ KHÍ HẬU LHQ:
Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện

Nhiều thứ đã thay đổi kể từ Hội nghị đầu tiên của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP1) năm 1995; nhưng cho đến COP29 đang diễn ra tại Baku (Azerbaijan), có một điều vẫn không thay đổi: tỷ lệ đại diện là phụ nữ tại hội nghị vẫn trì trệ, chỉ ở mức khoảng 1/3 tổng số đại biểu tham dự.

Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện
“Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”

Đó là chủ đề của lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai 2024, được tổ chức bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc, UBND tỉnh, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản, diễn ra tại Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, sáng 11/10.

“Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”

TIN MỚI

Return to top