ClockChủ Nhật, 05/02/2023 17:41

Thị trường có thể ấm lại

TTH - Ngay từ năm nay, có thể thị trường bất động sản (BĐS) sẽ ấm trở lại. Ấm trở lại nhưng theo hướng giá cả thấp hơn trước chứ không phải theo kiểu nhảy cóc đi lên như thời gian trước đây.

Bất động sản “đóng băng”, doanh nghiệp xây dựng gặp khóFDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn

Khó khăn của thị trường BĐS thì có nhiều nguyên nhân, nhưng có 3 nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra, đó là vướng mắc về mặt pháp lý, tín dụng và cả việc đi lệch hướng nhu cầu thị trường về các phân khúc, các loại hình - nhà ở phân khúc cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng thì thừa mà nhà ở thương mại giá rẻ thì thiếu.

Chuyện mua bán đất nền gây sốt rồi rơi vào trầm lắng thì không nói làm gì. Nếu có một phần vốn tín dụng ngân hàng tham gia vào đây thì nó cũng đã được rút ra chạy vào nền kinh tế, không thuộc về người này thì thuộc về người khác qua mua bán. Nếu là đầu cơ thì dù của người nào thì đất nền vẫn còn nằm đó. Điều đáng nói nhất và cần tháo gỡ nhất ở đây là các dự án nhà ở. Hầu hết các dự án tiến hành được nhờ một phần quan trọng vốn tín dụng. Khi đóng room (trần) thì đóng hết tất cả, dự án tốt cũng như dự án không tốt; dự án mới khởi công cũng như dự án sắp hoàn thành đều không được vay. Vậy là thị trường gần như đứng khựng. Chúng ta hình dung thấy một nguồn vốn rất lớn được hút vào đây rồi nằm đó, không ra lưu thông được. Gỡ khó cho doanh nghiệp chính là gỡ ở điểm này.

Những tín hiệu về chính sách cho thị trường BĐS năm nay cho thấy mở ra nhiều cơ hội cho thị trường này ấm lại. Đó là, về mặt quản lý, lập danh mục các dự án tốt để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Những vướng mắc về pháp lý được rà soát lại, sửa đổi để tạo điều kiện cho các dự án được tiến hành, thêm nguồn cung nhiều hơn cho thị trường; đẩy nhanh đề án 1 triệu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ…

Không biết năm nay room của các ngân hàng cho thị trường BĐS là như thế nào, nhưng như những năm trước, nguồn vốn tín dụng cho BĐS chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn tín dụng thì đó cũng là một con số dồi dào. Các ngân hàng cũng như doanh nghiệp biết được điều này để “liệu cơm gắp mắm”, tránh rơi vào tình trạng giật cục. Khi những khó khăn về pháp lý, tín dụng được tháo gỡ, cùng với các chính sách đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ được tiến hành thì thị trường ấm lại là điều chúng ta có thể hy vọng. Do nguồn cung dồi dào hơn nên thị trường sẽ được điều chỉnh về mặt giá cả ở mức hợp lý hơn.

Hiện nay, mặt bằng tín dụng đang cao. Khi mặt bằng tín dụng cao thì nó sẽ thu hút nhiều một lượng tiền gửi cá nhân. Khi thị trường BĐS hoạt động bình thường trở lại, rất có thể nó sẽ điều chỉnh dòng vốn này trở lại thị trường BĐS, hỗ trợ cho thị trường này phát triển.

Nói chung nhiều người quan tâm và mong muốn thị trường BĐS phát triển và phát triển một cách bền vững, từ Chính phủ, các ngành chức năng đến cả doanh nghiệp và người dân… là vì thị trường này liên quan đến rất nhiều thị trường khác. Nó phát triển thì nhiều ngành nghề phát triển theo, tác động mạnh đến cả phát triển kinh tế và xã hội.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

TIN MỚI

Return to top