ClockThứ Ba, 17/04/2018 14:07

Rút ngắn thời gian Kỳ họp 5 của Quốc hội, thí điểm cải tiến chất vấn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội cho áp dụng thí điểm một số cải tiến về cách thức tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

Sáng nay (17/4), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5 của Quốc hội và dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2019.

Rút 4 luật ra khỏi chương trình

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 là 19 ngày. Quốc hội họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 21/5 và dự kiến bế mạc vào 14/6/2018. Đây là kỳ họp có nội dung ngắn nhất trong nhiều khoá vừa qua.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, 7 dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua đều đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.

Trong số 9 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến, có 2 dự án đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 22 và 7 dự án được trình tại phiên họp 23 cùng Báo cáo về kết quả giám sát chuyên đề.

4 dự án Luật được rút ra khỏi dự kiến chương trình là Luật Hành chính công; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường và Luật Dân số để tiếp tục hoàn thiện. Rút các báo cáo công tác của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Cải tiến chất vấn

Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho áp dụng thí điểm một số cải tiến về cách thức tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua trong kỳ họp thứ 5.

Trước đó, tại phiên họp thứ 22, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dành thời gian 1 ngày để tổ chức phiên chất vấn với 2 thành viên Chính phủ theo hướng thực hiện thí điểm “chất vấn và trả lời chất vấn ngay”. Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn ngắn gọn, rõ và người bị chất vấn trả lời ngay câu hỏi.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thêm, sau phiên chất vấn này, rất nhiều người dân gửi thư về đánh giá cao việc thí điểm cải tiến. Do đó, nên thí điểm cải tiến tại Kỳ họp thứ 5 để làm cơ sở cho việc đổi mới hoạt động chất vấn sau này.

Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ trình Quốc hội cho thí điểm cải tiến một bước, tại phiên họp trù bị. Theo đó, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn ngắn gọn, rõ ý, không quá 1 phút/1 lần. Sau 3 người hỏi thì người bị chất vấn trả lời câu hỏi của đại biểu không quá 3 phút/1 lần.

Chủ động thông tin nhiều chiều

Ngoài ra, Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị tăng cường hơn nữa việc truyền hình trực tiếp các nội dung của kỳ họp trên kênh Truyền hình Quốc hội. Đồng thời, bố trí phát thanh, truyền hình trực tiếp một số nội dung về: giám sát chuyên đề; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); quyết toán ngân sách nhà nước (kết hợp thảo luận cùng kinh tế-xã hội và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí).

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, những ngày qua thông tin đề xuất đánh thuế tài sản khiến dư luận phản ứng dữ dội, nguyên nhân một phần liên quan công tác thông tin tuyên truyền.

Do đó, bà Lê Thị Nga đề nghị Văn phòng Quốc hội phối hợp với Văn phòng Chính phủ cố gắng chủ động đưa thông tin đa chiều, Chính phủ phải tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về nội dung chính sách để tránh tình trạng đưa không rõ, không đủ rồi dư luận không đủ điều kiện nên tiếp cận chưa toàn diện.

Nhất trí với ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chủ động cung cấp thông tin cho báo chí để đảm bảo thông tin nhiều chiều.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm

Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc quản lý các loại vũ khí.

Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng

Đó là đề nghị của Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu. “Lưu trữ dự phòng được thực hiện đối với tài liệu có giá trị đặc biệt, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn có nguy cơ bị hư hỏng nặng. Như vậy, công tác lưu trữ dự phòng không kém phần quan trọng so với công tác lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, ở khoản 4, Điều 22 lại không xác định cụ thể cơ quan quản lý lưu trữ dự phòng; hiện đang quy định chung là cơ quan quản lý lưu trữ tài liệu, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung”, bà Sửu nêu ý kiến.

Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tập trung nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 23/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tập trung nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Return to top