ClockThứ Hai, 08/03/2021 16:06

Đo lường rủi ro cho nông nghiệp

TTH - Một câu chuyện trăn trở. Đó là ngay sau tết, ở không ít địa phương, việc giải cứu nông sản lại tái diễn, như một giải pháp tình thế khi cung nông sản vượt cầu.

Nông nghiệp cần quản lý sử dụng nước tốt hơnTăng cường hợp tác quốc tế để phòng chống thiên tai hiệu quả hơnBảo hiểm nông nghiệp: Thu ít hơn chi khiến doanh nghiệp lỗ lớnChủ động chống hạnHỗ trợ nông dân khởi nghiệp cần cơ chế đặc thù

Sản xuất nông nghiệp không thể cứ mãi tự phát. Ảnh: NQ

Điểm nhấn là tại tỉnh Hải Dương. Trong điều kiện giãn cách xã hội do COVID-19, nông sản của người dân ở đây liền ứ đọng do bí khâu tiêu thụ. Thế là cộng đồng lại kêu gọi, vận động nhau giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Bắp cải, cà chua, su hào... ứ đọng được chuyển ra Hà Nội, vào TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ trong những gian hàng không đồng, gian hàng giải cứu nông sản.

Thật đáng mừng và ấm lòng, khi nông dân gặp khó khăn, lại xuất hiện những tấm lòng, những cánh tay sẻ chia. Nhưng mặt khác, một trăn trở sâu xa hơn, với việc giải cứu nông sản tái diễn, đã bộc lộ những bất cập lưu cữu của nền sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững của nước ta trong khi nền kinh tế trụ cột này là việc làm, thu nhập cho hơn 70% dân số cả nước. Chưa kể, ngay trong công tác giải cứu nông sản, dù là tích cực, cũng đã bộc lộ những bất cập trong hoàn cảnh phòng chống dịch như tụ tập đông người, chưa tuân thủ đeo khẩu trang, sát khuẩn, đo thân nhiệt... ở khâu tiêu thụ hàng giải cứu.

Dù việc giải cứu nông sản là tốt đẹp nhưng rõ ràng sản xuất nông nghiệp không thể cứ mãi tự phát, trông chờ vào lòng thơm thảo của một số cá nhân, tập thể.

Câu chuyện tiêu thụ nông sản của người dân phải được xây dựng thành một quy trình, trong đó có đo lường những rủi ro liên quan. Như ý kiến từ  Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, việc để nông sản phải “giải cứu” thể hiện sự kém cỏi trong xây dựng kế hoạch. Nếu xây dựng phương án sản xuất kinh doanh mà không tính được dự phòng, năng lực ứng phó rủi ro thì sản xuất kinh doanh luôn bấp bênh, thiếu bền vững.

Tại Thừa Thiên Huế, sau tết, giá rau xuống thấp, giảm từ 70-80% làm người trồng khó khăn. Thu không đủ bù chi, có nơi nông dân phải nhổ bỏ rau màu mà nguyên nhân là do sau lũ, được hỗ trợ giống, người trồng rau sử dụng giống ồ ạt, gặp thời tiết thuận lợi, rau phát triển tốt, được thu hoạch đồng loạt trong khi rau màu chủ yếu tiêu thụ tại các chợ nhỏ lẻ của địa phương, dẫn đến rau dồn ứ, cung vượt cầu.

Thực tế cho thấy, ngành nông nghiệp nước ta chủ yếu đang phát triển tự phát, bị động. Sản xuất nông nghiệp dễ tổn thương do biến đổi khí hậu, thiên tai và đầu ra bấp bênh. Vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì và mùa vụ ra sao, tiêu thụ thế nào vẫn là bài toán loay hoay với người nông dân.

Rõ ràng, để sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả, nhiều vấn đề đang đặt ra, đòi hỏi những giải pháp có tính vĩ mô về hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ.

Đó là việc tổ chức lại sản xuất (khi hiện nay nông dân chủ yếu sản xuất riêng lẻ, qui mô nhỏ và theo kiểu mạnh ai nấy làm); phân bổ thời vụ phù hợp; xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với chất lượng; nắm bắt thông tin thị trường; thu hút các doanh nghiệp đầu tàu vào lĩnh vực nông nghiệp...

Và sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được tình trạng giải cứu khi được chuẩn bị các kịch bản đo lường những rủi ro liên quan, không chỉ với biến đổi khí hậu, biến động thị trường mà còn cả với dịch bệnh như đã đặt ra trong các đợt nông sản dồn ứ, xuống giá.. .do ảnh hưởng COVID-19.

KIM OANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm mới sản phẩm nông nghiệp

Từ nguồn tài nguyên bản địa, nhiều doanh nhân trẻ đã tạo ra những sản phẩm mới, góp phần hình thành nền nông nghiệp bền vững dựa trên công nghệ và kiến thức.

Làm mới sản phẩm nông nghiệp
Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là một trong những vướng mắc gặp phải của các kế toán doanh nghiệp trong quyết toán thuế năm 2023. Vì thế, ngoài hướng dẫn xác định giao dịch liên kết và các quy định liên quan, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu và nắm được nội dung phải kê khai giao dịch liên kết để hạn chế rủi ro khi kê khai, quyết toán thuế.

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết

TIN MỚI

Return to top