ClockThứ Hai, 10/01/2022 12:46

Phân cấp thẩm quyền đầu tư dự án thuộc phạm vi bảo vệ di tích

TTH.VN - Tiếp tục chương trình của kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, sáng 10/1, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Sửu tham gia thảo luận trực tuyến về các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Ngày 10/1, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về dự án một luật sửa nhiều luậtĐóng góp ý kiến vào 8 dự án luậtĐoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh lấy ý kiến đóng góp dự thảo 8 luậtNhìn lại năm 2021: Quốc hội năng động, đổi mới, hành động quyết liệt vì dânTriển khai chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVBổ sung 2 dự án luật, nghị quyết do Chính phủ trìnhBan hành Nghị quyết về Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XVTuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu phát biểu thảo luận trực tuyến trước Quốc hội sáng 10/1

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cơ bản tán thành với hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung của 8 Luật đã được Ban soạn thảo gửi đến. Đồng thời cho rằng, về những vấn đề chung, cần đặt trong sự đối sánh các danh mục luật giữa phụ lục trong Kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với dự án luật sửa đổi, bổ sung đợt này của Quốc hội.

Theo đó, có 3/8 danh mục trực tiếp nằm trong nhóm các nhiệm vụ lập pháp cần thực hiện và hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát và xây dựng mới trước ngày 30/6/2022 hoặc trước 31/12/2022, đó là Luật Đấu thầu; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Điện lực. Có 4 danh mục liên quan: Luật Nhà ở; Luật Di sản Văn hóa; Luật Đất đai.

Theo đại biểu, khoảng cách thời gian từ đây đến kì họp thứ 3, thứ 4 của Quốc hội khóa XV không xa, không lâu. Vì vậy, đối với một số nội dung còn có ý kiến nhiều chiều như ở khoản 4 Điều 3 của Dự thảo luật (Sửa đổi bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 cũng chính là Sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 23 của Luật Nhà ở), đại biểu kiến nghị Quốc hội cho lùi lại để được nghiên cứu thấu đáo, sửa đổi, bổ sung đồng bộ luật liên quan, tạo sự đồng thuận cao hơn.

Về từng vấn đề cụ thể, tại sửa đổi Luật Đầu tư, theo đại biểu, để tạo điều kiện thống nhất đồng bộ trong việc phân cấp, phân quyền cho UBND cấp tỉnh trong dự án đầu tư, kính kiến nghị Quốc hội bổ sung xem xét bãi bỏ điểm h khoản 1 Điều 31; đồng thời sửa đổi nếu đã có điểm đ thì thêm sửa đổi và bổ sung điểm đ của khoản 1 Điều 32 nội dung: “Phân cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất cho UBND cấp tỉnh”

Liên quan đến dự án đầu tư thuộc phạm vi bảo vệ của di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt (thuộc khoản 2 Điều 3 của Dự thảo Luật bằng việc sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư), đại biểu ủng hộ việc phân cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của các dự án không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt cho UBND cấp tỉnh mà hiện đang thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo như Tờ trình của Chính phủ để tránh “kéo thời gian thực hiện, tạo thêm gánh nặng về thủ tục đối với nhà đầu tư”.

Theo đại biểu, dự án đầu tư thuộc phạm vi bảo vệ của di tích nên phân cấp cho địa phương quản lý 

Tuy nhiên, nếu không sửa đổi, bổ sung thẩm quyền ấy trong Luật Di sản văn hóa thì không khả thi. Bởi, theo khoản 3, Điều 32 Luật Di sản Văn hóa có quy định cụ thể nội dung quản lý vùng bảo vệ I và II, trong đó, xây dựng các công trình bảo vệ, phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của UBND và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà không yêu cầu phải có chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, nên phân cấp cho địa phương quản lý vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng đầu tư, rút ngắn quy trình thủ tục, nâng cao trách nhiệm của công đồng dân cư địa phương.

Mặt khác, để thấy rõ những dự án tại khu vực bảo vệ II của các di tích đang gặp vướng mắc, cần thiết phải tháo gỡ bằng việc sửa đổi, bổ sung, kiến nghị Chính phủ làm rõ các góc độ sau: các khâu thủ tục chiếm nhiều thời gian; quy mô các dự án (về diện tích đất và dân số) thật sự bất hợp lý về quy trình thủ tục; phương án xử lý cần thiết ở mức độ văn bản Luật hay văn bản dưới luật.

Theo Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu, qua Báo cáo thẩm tra của các Ủy ban thấy rằng, trong thời gian vừa qua các dự án thuộc khu vực đầu tư này tuy không nhiều nhưng tình trạng xâm phạm các di sản, di tích tương đối phổ biến và khó có khả năng khôi phục lại hiện trạng.

“Thực tế, một số dự án đầu tư phá vỡ cảnh quan ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), cần phải làm bài học rút kinh nghiệm. Hơn nữa số lượng dự án đầu tư ở khu vực này không nhiều, đây không phải là vấn đề nóng, bức xúc, cấp bách trong đầu tư hiện nay”- đại biểu nhấn mạnh.

Thái Bình (Lược ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

TIN MỚI

Return to top