ClockThứ Năm, 04/05/2023 14:21

Phát huy giá trị truyền thống để sản phẩm làng nghề đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng

TTH.VN - Sáng 4/5, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ đến thăm các cơ sở làng nghề và nghệ nhân ở Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và công viên Tứ Tượng. Cùng đi có lãnh đạo TP. Huế và các phòng ban.

Đoàn cà kheo Namur: Chúng tôi sẵn sàng quay lại Huế biểu diễn Sáng tạo để bảo tồn nghề truyền thốngChiêm ngưỡng đồ gốm của người Nhật

leftcenterrightdel
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ tham quan gian hàng nón và túi xách làm từ lá sen của hoạ sĩ Nguyễn Thanh Thảo 

Diễn ra từ ngày 28/4 đến 5/5, Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề quy tụ 21 nhóm nghề với sự tham gia của 69 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong cả nước, trong đó có 58 cơ sở nghề, làng nghề trong tỉnh và 11 cơ sở ở ngoài tỉnh, tăng 15% cơ sở nghề so với Festival Nghề truyền thống Huế 2019.

leftcenterrightdel
Sản phẩm dệt zèng A Lưới tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023 

Đến thăm các cơ sở làng nghề, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ đánh giá cao những đổi mới, sáng tạo và tâm huyết của các nghệ nhân, thợ thủ công trong thời gian qua đã góp phần tạo nên những sản phẩm phong phú, đa dạng chủng loại và mẫu mã ngày càng tinh xảo, độc đáo.

Đồng thời nhấn mạnh với các nghệ nhân, giữ gìn và bảo lưu các giá trị nghề truyền thống Huế là điều quý giá, song phát huy những giá trị cốt lõi đó để trở thành sản phẩm hàng hoá thực sự nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng là điều cần làm.

Trong đó, các cơ sở cần chú trọng đến sự sáng tạo, cách điệu trong mỗi sản phẩm; chú ý đến giá cả, chất liệu, kích thước sản phẩm để du khách dễ dàng vận chuyển và làm quà tặng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề truyền thống.

Tin, ảnh: THANH HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời

TIN MỚI

Return to top