ClockThứ Năm, 04/05/2023 09:21

Đoàn cà kheo Namur: Chúng tôi sẵn sàng quay lại Huế biểu diễn

TTH.VN - Đến Huế biểu diễn lần đầu tiên nhân dịp Festival Nghề truyền thống Huế 2023, đoàn nghệ thuật cà kheo vùng Namur của Bỉ đã nhận được sự cổ vũ, chào đón nhiệt tình của du khách và người dân. Mỗi tuyến đường đoàn cà kheo đi qua, nơi giao lộ đoàn cà kheo dừng lại dòng người kín mít, ánh mắt trầm trồ bởi những pha thi tài của các nghệ sĩ không chỉ gay cấn mà còn hài hước.

Gặp người dệt lụa từ tơ senRộn ràng quảng diễn đường phốCà kheo Bỉ khuấy động đường phố HuếChiêm ngưỡng đồ gốm của người NhậtQuảng diễn nghề làm bún Vân Cù

leftcenterrightdel
Nghệ sĩ Frédéric GILON 

Khác với cà kheo biểu diễn bằng cách di chuyển, cà kheo biểu diễn thi đấu mang đến cho người xem sự hồi hộp, hấp dẫn bởi cách thức thể hiện, những pha va chạm, tì đè để tìm ra người chiến thắng.

Nghệ sĩ Frédéric GILON – đoàn cà kheo Namur chia sẻ: “Chúng tôi rất vui khi đến Huế để trình diễn. Cảm ơn tình cảm, sự đón nhận vô cùng nhiệt tình của du khách và người dân nơi đây”.

Ông có thể chia sẻ cảm xúc của ông và các nghệ sĩ trong lần đến Huế biểu diễn, phục vụ công chúng?

Lần đầu tiên chúng tôi đến với Huế - một thành phố tuyệt đẹp nằm giữa đất nước Việt Nam. Ấn tượng với chúng tôi, thành phố này là xứ sở kỳ diệu và chúng tôi được đón tiếp một cách nồng hậu. Đặc biệt hơn khi được đón nhận một cách nhiệt tình từ người dân xứ Huế với môn nghệ thuật cà kheo.

Khi biểu diễn, chúng tôi đã vô cùng xúc động, hào hứng bởi cách người dân xứ Huế bày tỏ tình cảm. Đến đâu mọi người cũng reo hò, vỗ tay cổ vũ. Có những người đi theo đoàn chúng tôi từ điểm xuất phát cho đến lúc kết thúc hành trình. Nhiều người từ hai bên đường chạy ra bắt tay… Thật tuyệt vời.

Sự khác nhau giữa cà kheo biểu diễn và cà kheo thi đấu là gì, thưa ông?

Khác với loại cà kheo chỉ di chuyển và biểu diễn, đoàn cà kheo chúng tôi cũng biểu diễn nhưng bằng cách thi đấu.

Nói thêm đôi chút, TP. Namur của chúng tôi cũng giống như TP. Huế, có dòng sông chảy qua đô thị và thường ngập lụt. Để sinh sống, thích nghi vào thời điểm 600 năm về trước mọi người đã tạo ra cà kheo. Và khi đi trên nước, mọi người dùng cà kheo không chỉ biểu diễn mà còn xem đó như là một trò chơi bằng cách dùng vai, chân để tì nhau.

Ở thành phố chúng tôi có khu phố cổ và khu ngoài ô. Chúng tôi chia thành hai đội để thi đấu. Một đội sử dụng cà kheo có màu đen, vàng và một đội dùng cà kheo màu đỏ, trắng. Về trang phục truyền thống cả hai giống nhau với màu đỏ, trắng. Sau khi nghe hiệu lệnh, những người tham gia cố gắng "hạ gục" đối thủ của nhóm khác bằng cách sử dụng các thủ thuật khác nhau như đẩy vai, cùi chỏ... Mục tiêu là "hạ gục" tất cả các đối thủ. Một khi đã bị đẩy xuống đất, một vận động viên không thể trở lại cà kheo của mình.

leftcenterrightdel
Các nghệ sĩ cà kheo biểu diễn kỹ năng thi đấu trên đường phố Huế 

Để di chuyển trên đôi cà kheo một cách thuần thục, thường mỗi nghệ sĩ trải qua quá trình tập luyện bao lâu, với những kỹ năng quan trọng nào?

Mỗi người chúng tôi có công việc riêng và đến với nghệ thuật cà kheo bằng niềm đam mê, xem nó như một môn thể thao. Để đi được cà kheo chỉ cần tập khoảng vài giờ, nhưng để thuần thục, làm chủ được cà kheo một cách bài bản, chuyên nghiệp và có thể thi đấu có thể mất tới vài năm. Tất nhiên cũng tùy khả năng, năng khiếu của mỗi người.

Ngoài đến Huế biểu diễn, ông và các thành viên của đoàn cũng dành thời gian tham quan, trải nghiệm nhiều làng nghề trong dịp này?

Ngoài tham gia với vai trò là nghệ sĩ biểu diễn, những ngày tham dự Festival Nghề truyền thống Huế 2023 chúng tôi đã có cơ hội trải nghiệm tham quan. Chúng tôi đã tham quan hệ thống di sản Huế, các không gian văn hóa làng nghề truyền thống được bài trí dọc theo bờ sông Hương thơ mộng… Ở đó chúng tôi được gặp rất nhiều nghệ nhân làng nghề, để từ đó hiểu thêm về văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

Nói thêm đôi điều về di sản. Chúng tôi đánh giá rất cao cách bảo tồn của các bạn. Và chúng tôi cũng nhận thấy được sự tiếp nối việc đào tạo cũng như định hướng cho giới trẻ trong câu chuyện bảo tồn những di sản.

Nếu có lời mời quay trở lại Huế biểu diễn, đoàn cà kheo của ông chắc sẽ sẵn lòng?

Tất nhiên. Chúng tôi sẽ sẵn sàng để trở lại. Theo cách nói của chúng tôi, rằng “ký bằng hai tay” để được biểu diễn.

Thật lòng mà nói, dù đã biểu diễn nhiều nơi trên thế giới nhưng lần biểu diễn đầu tiên ở Huế này có lẽ là một trong những kỉ niệm đẹp và ấn tượng với chúng tôi.

Nghệ thuật cà kheo Namur của Bỉ được UNESCO ghi danh vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào cuối năm 2021. Ngày nay những nghệ sĩ đoàn cà kheo Namur đã đi biểu diễn nhiều nơi trên thế giới thông qua nhiều kênh khác nhau. Có thể là đi bằng con đường hợp tác giữa Namur với các thành phố, ngoài ra thông qua các lời mời.

Lần đến Huế này, đoàn nhận được lời mời trước đó từ Chủ tịch UBND TP. Huế. Khi được hỏi về việc nếu Huế muốn thành lập một đoàn cà kheo tương tự, nghệ sĩ Frédéric GILON tỏ ra bất ngờ và nói rằng lần đầu tiên được nhận một câu hỏi như thế. Và ông khẳng định: “Với khả năng của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ”.

N. MINH (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
Bay bổng với nghệ thuật calligraphy

Nhẹ nhàng và tỉ mỉ, Trần Thị Thanh Tuyền, cô gái đam mê Calligraphy (thư pháp phương Tây) dành tâm trí hoàn toàn vào từng nét chữ. Dưới cử động thuần thục của những ngón tay, từng chữ cái với những nét mực uốn lượn thanh tao lần lượt xuất hiện trên trang giấy.

Bay bổng với nghệ thuật calligraphy
Du xuân ở bảo tàng

Ngoài các điểm du xuân vui nhộn, trang trí đẹp mắt, những năm gần đây một trong những điểm đến vào dịp Tết Nguyên đán được nhiều người tìm tới đó chính là bảo tàng. Bảo tàng vì thế cũng mở cửa xuyên Tết để phục vụ nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật của công chúng.

Du xuân ở bảo tàng
Return to top