ClockThứ Năm, 28/07/2016 20:34

Phát triển công nghiệp xanh

TTH - Sau một loạt vi phạm về xả thải công nghiệp của các doanh nghiệp (chất thải rắn, nước, khí) bị phát hiện, xử lý gần đây khiến dư luận càng bức xúc về tình trạng xả thải gây ô nhiễm của các nhà máy.

Không phát triển kinh tế bằng mọi giá, bất chấp đến môi trường; không “đổi cá lấy thép” là quan điểm, định hướng phát triển công nghiệp bền vững của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, vì khuyến khích thu hút đầu tư một số địa phương đã coi nhẹ vấn đề môi trường, cấp phép cho các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, công nghệ lạc hậu. Ngay cả cơ quan chuyên môn cũng chưa làm đến nơi đến chốn, thậm chí chưa đủ năng lực để đánh giá đầy đủ các tác động đến môi trường. Formosa là một ví dụ điển hình về năng lực yếu kém từ thẩm định dự án đến giám sát thi công, giám sát xử thải của doanh nghiệp. Ở đây cũng không loại trừ trường hợp vì lợi ích cục bộ, các địa phương, cá nhân “nhắm mắt làm ngơ” để các doanh nghiệp vi phạm.

Với Thừa Thiên Huế, phát triển công nghiệp bền vững theo hướng phát triển kinh tế xanh là định hướng quan trọng trong quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, tập trung phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh, lợi thế cạnh tranh. Tỉnh cũng đã lựa chọn các ngành công nghiệp chủ lực ưu tiên phát triển phù hợp với từng giai đoạn. Chẳng hạn, giai đoạn đến năm 2020 ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi thế, giai đoạn năm 2021- 2030, tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ sạch, công nghệ cao và thân thiện môi trường.

Để đạt mục tiêu trên theo hướng phát triển xanh, nhiều thách thức đặt ra đối với ngành công nghiệp của tỉnh. Chẳng hạn, để giải quyết vấn đề môi trường ở các khu công nghiệp, việc đầu tư các nhà máy xử lý nước thải là một yêu cầu bắt buộc, nhưng do nguồn kinh phí đầu tư khá lớn, nên hiện tại mới chỉ có Khu công nghiệp Phú Bài đáp ứng được tiêu chí này. Thậm chí ngay trong các khu công nghiệp vẫn còn những doanh nghiệp có ngành sản xuất không phù hợp như nhà máy tái chế lốp cao su của Công ty TNHH Hello Quốc tế Việt Nam tại Khu công nghiệp Phú Bài gây ô nhiễm nghiêm trọng cho cả khu công nghiệp và vùng phụ cận. Điều cũng đặt ra, trước đây một số dự án đầu tư nhưng nay không còn phù hợp với quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường cho các khu đô thị, khu dân cư. Điển hình là Công ty CP gạch tuy nen số 1, khi xây dựng đây là khu vực đồng ruộng, xa khu dân cư, nhưng nay cần phải di dời gấp. Để xử lý các trường hợp trên, cần có nguồn kinh phí hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp di dời, ổn định sản xuât kinh doanh. Thực tế khác, các doanh nghiệp của tỉnh đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu so với thế giới, nhưng việc đổi mới công nghệ gặp khó khăn do thiếu nguồn vốn; kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học chưa được quan tâm đúng mức...

Để giải quyết những thách thức trên, không chỉ cần một nguồn vốn khá lớn, mà còn cần sự thay đổi trong nhận thức của các nhà làm quy hoạch, ban hành chính sách, chính sách thu hút đầu tư. Theo đó, việc phát triển công nghiệp vừa phải đạt mục tiêu tăng trưởng vừa gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và nâng cao chất lượng cuộc của người lao động.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ sống xanh

Để phong trào “Chủ nhật xanh” thực sự “bám rễ”, hình thành thói quen bảo vệ môi trường, sống xanh, sạch, đẹp đối với từng hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cụ thể phong trào bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả như: Tuyến đường hoa, Điểm xanh văn hóa, Mỗi hố rác một cây xanh, Biến rác thành tiền, Ngõ xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ... Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu dân cư ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ sống xanh
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top