ClockThứ Năm, 07/12/2023 18:52
Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa VIII:

Phê duyệt kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 và điều chỉnh nhiều dự án đầu tư công

TTH.VN - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa VIII, chiều 7/12, HĐND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024; thông qua chủ trương đầu tư và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công.

Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa VIII: Dự kiến thông qua 30 nghị quyếtKỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã quyết định nhiều vấn đề quan trọngKỳ họp thứ 7, HĐND khóa VIII sẽ thông qua nhiều nội dung quan trọngLấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND TP. Huế nhiệm kỳ 2021- 2026 bầu ra

Biểu quyết thông qua nghị quyết 

Đó là các dự án: Xây dựng tuyến giao thông cửa ngõ vào huyện Nam Đông; Trung tâm Y tế thành phố Huế;  Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa; Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu (giai đoạn 1); Hệ thống tiêu thoát lũ Phổ Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê, TP. Huế; Cấp nước nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.

Thẩm tra tờ trình của UBND tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh (Ban) nhận thấy việc phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án trên đúng quy định của pháp luật.

Đối với dự án Xây dựng tuyến giao thông cửa ngõ vào huyện Nam Đông, tờ trình của UBND tỉnh cho rằng, dự án được đầu tư nhằm nâng cao năng lực thông hành của tuyến đường hiện có, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và các phương tiện giao thông; kết nối, phát huy hiệu quả tuyến đường cao tốc La Sơn - Tuý Loan, tạo điều kiện thúc đẩy phát triền kinh tế - xã hội.

Dự án có quy mô đầu tư gồm hạng mục nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến Tỉnh lộ 14B đoạn từ Km19+300 (ngã ba Tỉnh lộ 14B và đường vào Thác Mơ, khu du lịch sinh thái YesHue Eco) đến Km22+300 (tiếp nối vào đoạn đường 26m đã được đầu tư xây dựng) với chiều dài khoảng 3km, mặt cắt đường 26m; nâng cấp, xây 2 mới các công trình thoát nước ngang, thoát nước dọc; kè gia cố một số đoạn sông suối. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 79,961 tỷ đồng với thời gian thực hiện dự án là 3 năm.

Qua thẩm tra, Ban thống nhất với tờ trình của UBND tỉnh. Sau khi HĐND tỉnh thống nhất thông qua, Ban đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư, các đơn vị liên quan hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối nguồn để bố trí cho dự án. Mặc khác, hiện trạng tuyến đường đầu tư có địa hình sườn dốc, nhiều đoạn quanh co, gấp khúc nguy hiểm, do vậy, đê nghị chủ đầu tư lưu ý trong quá trình thiết kế, triên khai thi công dự án cân nghiên cứu nắn, chỉnh tuyến phù hợp, chú trọng các giải pháp thi công đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Liên quan dự án Trung tâm Y tế thành phố Huế, thông tin tờ trình của UBND cho biết, dự án có quy mô đầu tư xây dựng các hạng mục công trình đáp ứng tiêu chuẩn bệnh viện đa khoa quy mô 30 giường, với tổng mức đầu tư 278,5 tỷ đồng.

Qua thẩm tra, Ban nhận thấy, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân, tạo môi trường làm việc chất lượng, hiệu quả, thuận lợi, dự án này là rất cần thiết và thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh.

 Đại biểu Phan Thanh Hải nêu ý kiến

Liên quan đến các dự án được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, Ban Kinh tế - Ngân sách đánh giá, dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa là dự án có ý nghĩa quan trọng đối với tổng thể hệ thống Hoàng thành Huế cần được tiếp tục triển khai thực hiện, nhằm phát huy hiệu quả của việc đầu tư dự án, do vậy, việc điều chỉnh chủ trương đâu tự dự án là cân thiết, trong đó điều chỉnh giảm phần ngân sách Trung ương (từ 100 tỷ đồng xuống còn 67,559 tỷ đồng), phần còn lại ngân sách tỉnh trong phần cân đối nguồn vốn đầu tư dự án, việc điều chỉnh này không làm thay đổi tổng mức đầu tư dự án.

Thảo luận dự án này, đại biểu Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao cho rằng, tiến độ giải ngân dự án đạt gần 70% đã thể hiện sự cố gắng trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn. “Đây là công trình sẽ tạo cơ hội nâng cao tay nghề của nghệ nhân. Dự án này có phần trùng tu “đụng chạm” đến bảo vật quốc gia, nên cần hết sức cẩn thận, cần có cách làm phù hợp”, ông Hải nói.

Ngoài ra, các dự án: Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu (giai đoạn 1); Hệ thống tiêu thoát lũ Phố Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê, thành phố Huế; Cấp nước nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, Ban Kinh tế - Ngân sách cũng thống nhất cao với tờ trình của UBND tỉnh.

Trong đó, đối với dự án Cấp nước nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, Ban đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường phối hợp, sớm hoàn thành đưa dự án vào vận hành, đảm bảo cấp nước sạch cho các địa bàn khó khăn, góp phần hướng đến mục tiêu nâng tỷ lệ người dân dùng nước sạch đạt gần 10% dân số theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024,  qua thẩm tra, Ban Kinh tế - Ngân sách cho rằng, kế hoạch được UBND tỉnh tổng hợp, rà soát kỹ lưỡng trên cơ sở bám sát các quy định hiện hành của Luật Đầu tư công năm 2019, quy định của Chính phủ, kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 21/8/2023; đồng thời đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ban thống nhất với các nội dung UBND tỉnh trình HĐND tỉnh.

Cụ thể, tổng nguồn vốn bố trí năm 2024 số tiền 6.257,879 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương số tiền 1.915,653 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia số tiền 346,253 tỷ đồng; vốn đầu tư thực hiện dự án theo ngành, lĩnh vực, dự án trọng điểm số tiền 994,4 tỷ đồng; vốn nước ngoài số tiền 575 tỷ đồng.

Nguồn vốn ngân sách địa phương số tiền 4.342,226 tỷ đồng, bao gồm nguồn tập trung trong nước số tiền 707,526 tỷ đồng; nguồn thu sử dụng đất số tiền 3.100 tỷ đồng; nguồn xổ số kiến thiết số tiền 120 tỷ đồng; nguồn bội chi ngân sách địa phương số tiền 414,7 tỷ đồng.

Chiều nay, HĐND tỉnh cũng đã thông qua 30 nghị quyết. Đáng chú ý là các nghị quyết liên quan đến việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý; quy định mức hỗ trợ vốn ngân sách Nhà nước thực hiện phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025; quy định giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2023 trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2045; đặt tên đường tại TP. Huế, huyện Phong Điền, huyện Nam Đông; quy định chế độ, chính sách cho học sinh và giáo viên trong các cuộc thi, kỳ thi học sinh giỏi các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Ngày mai (8/12), HĐND tiếp tục làm việc với các nội dung đáng chú ý như: Thảo luận về nhiệm vụ phát triến kinh tế - xã hội năm 2024; họp phiên chất vấn và trả lời chất vấn; thông qua nghị quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và họp phiên bế mạc.

 

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 5/4, Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp (Đảng ủy Khối) tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 (khóa VII) nhằm sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 182 của Đảng bộ Khối về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AI

Ngày 21/3 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua một nghị quyết mang tính bước ngoặt về việc thúc đẩy các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) "an toàn, bảo mật và đáng tin cậy" để mang lại lợi ích là sự phát triển bền vững cho tất cả mọi người.

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AI

TIN MỚI

Return to top