ClockThứ Năm, 07/12/2023 09:15

Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa VIII: Dự kiến thông qua 30 nghị quyết

TTH.VN - Sáng 7/12, Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa VIII chính thức khai mạc. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Kỳ họp thứ 7, HĐND khóa VIII sẽ thông qua nhiều nội dung quan trọngLấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND TP. Huế nhiệm kỳ 2021- 2026 bầu raHương Thủy: Cử tri kiến nghị nhiều vấn đề về dân sinh, môi trườngTrao đổi, giải thích, làm rõ một số vấn đề cử tri TP.Huế quan tâm Cử tri TP. Huế quan tâm đến vấn đề dân sinh, môi trườngCử tri đề nghị đầu tư hạ tầng kênh mương thuỷ lợi, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường

Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu phát biểu khai mạc kỳ họp 

Thảo luận, xem xét nhiều nghị quyết quan trọng về kinh tế- xã hội 

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu thông tin, kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ thảo luận các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Xem xét các báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2023 và chương trình công tác năm 2024 của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan hữu quan; việc thi hành Hiến pháp, pháp luật; việc triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, các nghị quyết của HĐND tỉnh; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thường lệ lần thứ 7; đánh giá kết quả công tác của các cơ quan tư pháp và Thông báo của Ủy ban MTTQVN tham gia xây dựng chính quyền ...

Dự kiến kỳ họp này HĐND sẽ thông qua 30 nghị quyết. Đây là những nội dung rất quan trọng, là cơ sở pháp lý để các ngành và chính quyền các cấp chính quyền triển khai thực hiện như: Phân bổ dự toán ngân sách 2024; quyết toán ngân sách 2022; phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng; điều chỉnh bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đến năm 2045; quy định một số chế độ, chính sách cho giáo dục, y tế - dân số; chính sách hỗ trợ chi phí hoả táng và các nội dung quan trọng khác...

HĐND tỉnh sẽ xem xét, thảo luận nhiều vấn đề quan trọng tại kỳ họp 

Ngoài ra, Hội đồng sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp thông qua hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn; trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp.

Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đánh giá, năm 2024 là năm có ý nghĩa rất quan trọng - năm tăng tốc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16; năm thực hiện quyết liệt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu mà nghị quyết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 đã đề ra; chuẩn bị các đề án để trình Trung ương xem xét, quyết định nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa cả tỉnh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. "Với trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri và Nhân dân, các vị đại biểu HĐND tỉnh cần phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng vào các nội dung của kỳ họp", ông Lưu đề nghị.

GRDP năm 2023 ước đạt 7,03%

Tại phiên họp sáng nay, trình bày báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2023 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, năm 2023, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng nhiều khó khăn, đặc biệt là về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, thị trường xuất khẩu và đơn hàng sụt giảm; nhiều dự án đầu tư, bất động sản bị đình trệ, chậm triển khai; một số dự án sản xuất tạo động lực mới cho ngành công nghiệp chậm đưa vào hoạt động… đã tác động lớn đến các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2023 ước đạt 7,03%, mặc dù chưa đạt như kỳ vọng (kế hoạch 9-10%) nhưng đây là mức tăng trưởng khá và xếp thứ 28/63 tỉnh/ thành cả nước, thứ 9/14 tỉnh/thành trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước (ước đạt 4,7-5,8%); tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 73.230 tỷ đồng (giá hiện hành), GRDP bình quân đầu người ước đạt 2.665 USD, tăng 9,5% so cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 11.000 tỷ đồng, vượt dự toán HĐND tỉnh giao.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương trình bày báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2023 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 31.000 tỷ đồng, tăng 12% so cùng kỳ. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, lượng khách và doanh thu từ du lịch tăng mạnh so với cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá. Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, có tác động lan tỏa, tạo không gian phát triển mới và động lực cho phát triển bền vững. Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến rõ nét; nhiều chỉ số hành chính quan trọng của tỉnh luôn nằm trong nhóm “tốt” của cả nước; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,27%. Quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Đánh giá về những khó khăn, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nằm ngoài dự báo từ đầu năm; hậu quả của đại dịch COVID19, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp đã tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống Nhân dân. Trong tỉnh, kinh tế vẫn đang trong quá trình phục hồi sau đại dich COVID-19. Hệ thống luật pháp đã được ban hành tương đối hoàn chỉnh nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số chồng chéo, bất cập, nhất là trong triển khai Luật Đất đai, Đầu tư, Bất động sản...nên đã làm kéo dài thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong thực hiện các dự án, kêu gọi các dự án đầu tư trên địa bàn. Việc chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các nội dung chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh có mặt còn hạn chế…

Về dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2024, đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng GRDP từ 8,5-9,5%; GRDP bình quân đầu người là 3.000 USD; phấn đấu thực hiện thu ngân sách trên địa bàn tăng 12% so với thực hiện năm 2023;...Ngoài ra, tỉnh cũng dự kiến 6 chương trình trọng điểm.

Trong phiên họp sáng nay, HĐND tỉnh đã nghe Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Nam Tiến thông báo về tình hình khối đại đoàn kết toàn dân và hoạt động tham gia xây dựng chính quyền của MTTQ Việt Nam tỉnh năm 2023; kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đối với HĐND, UBND và các đại biểu HĐND tỉnh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình báo cáo trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khoá VIII; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại kỳ họp lần thứ 6 và kết quả giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh về chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở đối với công nhân lao động tại các khu công nghiệp giai đoạn 2016 - 2021…

Ngoài ra, trong phiên họp sáng nay, HĐND sẽ xem xét các báo cáo, tờ trình của Thường trực HĐND tỉnh…

Thừa Thiên Huế online sẽ tiếp tục thông tin nội dung của kỳ họp.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 5: Giữ vững vai trò kiến tạo cho xứ sở hạnh phúc

Suốt chặng đường dài vừa qua, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động tổ chức khảo sát, thu thập thông tin phục vụ thẩm tra các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Từ đó, kịp thời ban hành nhiều nghị quyết (NQ) để tạo cơ sở hoàn thành Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 5 Giữ vững vai trò kiến tạo cho xứ sở hạnh phúc
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều 5/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4: Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển

Nhiều năm qua, Quốc hội đã quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết (NQ), kết luận quan trọng để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế, đặc biệt là NQ số 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 (NQ 38) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là công cụ pháp lý, nền tảng và đòn bẩy quan trọng giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4 Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển

TIN MỚI

Return to top