ClockThứ Tư, 21/10/2020 14:19

Quyết tâm chính trị lớn & hành động cụ thể

TTH - Nhiệm kỳ 2020 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với Thừa Thiên Huế. Trong 5 năm tới, tỉnh phấn đấu để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương như Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã đặt ra.

Củng cố quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dânHoàn thiện và đổi mớiCần bổ sung, sửa đổi chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi cho phù hợp

Để đạt được mục tiêu đó, ngoài sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân tỉnh nhà đóng vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định.

Một góc đô thị Huế. Ảnh: NGUYỄN PHONG

Xác định rõ nhiệm vụ

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Phong Điền lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, phần thảo luận, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho 5 năm tới xác định: “Việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ là thời cơ thuận lợi và là tiền đề quan trọng để huyện Phong Điền tiếp tục phát triển”.

Đại hội đặt ra nhiệm vụ cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn huyện là phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi; đoàn kết, nỗ lực vượt qua thách thức, với quyết tâm chính trị cao nhất nhằm thực hiện mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà nghị quyết đại hội đề ra. Phấn đấu xây dựng Phong Điền trở thành thị xã trước năm 2025 và trở thành trung tâm động lực phát triển phía Bắc của tỉnh.

Đối với Phú Lộc, thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, huyện được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Huyện ủy đã đề ra các giải pháp nhằm huy động tốt mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Đáng chú ý, Phú Lộc sẽ chủ động phối hợp với tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư, tạo đột phá trong phát triển nhanh Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Khu Công nghiệp La Sơn, đầm Cầu Hai và Vườn Quốc gia Bạch Mã…

Để xây dựng TP. Huế xứng tầm là đô thị trung tâm và động lực, là thành phố văn minh, hiện đại, góp phần xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Huế lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định rõ phương hướng phát triển trong 5 năm tới với nỗ lực cao trên các mặt. Nghị quyết Đại hội đề ra nhiều chỉ tiêu cao hơn nhiều so với các huyện, thị. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 từ 4.000 - 4.200 USD/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đến 2025 còn dưới 1,5%... Đồng thời, đề ra nhiều chương trình, dự án trọng điểm quan trọng.

Nhìn lại Đại hội Đảng cấp cơ sở và cấp trên cơ sở tại tỉnh vừa qua cho thấy, các chi, đảng bộ đã đưa ra các chương trình, mục tiêu phấn đấu và thể hiện sự quyết tâm cao nhằm góp sức đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế có thế mạnh về phát triển du lịch tàu biển (Tàu du lịch cập Cảng Chân Mây trước dịch COVID-19). Ảnh: Đức Quang

Biến quyết tâm thành hành động

Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà nỗ lực triển khai, thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Ngoài tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, lãnh đạo tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt để đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Trước, trong và sau Đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã về cơ sở và lãnh, chỉ đạo sâu sát, gợi mở nhiều vấn đề với từng địa phương, đơn vị phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Đặc biệt, lưu ý quan tâm công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên và then chốt của Đảng bộ.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Huế, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu phát biểu chỉ đạo nhiều nội dung, trong đó đề nghị Đảng bộ TP. Huế phải làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, quản lý đô thị; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ theo hướng di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Giữ gìn và phát huy thương hiệu thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố văn hóa, thành phố bền vững môi trường ASEAN và thành phố di sản văn hóa thế giới…

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện A Lưới, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà lưu ý, huyện đã xác định nông nghiệp là thế mạnh, khâu đột phá để phát triển kinh tế. Đảng bộ huyện cần tập trung đưa ra chủ trương, giải pháp phù hợp với thực tế để thúc đẩy và khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và kinh tế rừng. Để làm được việc này, cần phải tổ chức quy hoạch lại các vùng sản xuất để thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao gắn với chuỗi liên kết, tạo giá trị gia tăng cao hơn…

Với Đảng bộ Đại học Huế, bên cạnh các nhiệm vụ xây dựng, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia, phát triển quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo…, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đề nghị Đại học Huế tiếp tục tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, đồng hành với tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng 4 trung tâm lớn của cả nước về văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.

Giữa tháng 9 vừa qua, trong buổi làm việc giữa Bộ Chính trị, Ban Bí thư với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, bên cạnh đánh giá cao kết quả mà Thừa Thiên Huế đã thực hiện được, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra một số vấn đề đòi hỏi tỉnh phải quan tâm trong nhiệm kỳ mới. Đó là quy mô kinh tế nhỏ, tốc độ tăng trưởng chưa cao; một số chỉ tiêu quan trọng trong nhiệm kỳ chưa đạt; doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít; các ngành du lịch, dịch vụ phát triển chưa đồng đều, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; đời sống người dân vùng, sâu vùng xa còn nhiều khó khăn...

“Thừa Thiên Huế phải là trung tâm, nơi hội tụ tiềm năng, thế mạnh của khu vực miền Trung. Muốn vậy, cần phải nỗ lực phấn đấu rất lớn, quyết tâm cao mới thực hiện được. Đây là trách nhiệm lớn của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân toàn tỉnh”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Bích Thùy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Tăng tốc, quyết tâm đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu, mục tiêu năm 2024

Tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương vừa tăng tốc, bứt phá để quyết tâm đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024, vừa khẩn trương triển khai những nhiệm vụ mới, quan trọng, cấp bách; tạo đà, tạo lực, tạo thế, giữ nhịp cao hơn để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Tăng tốc, quyết tâm đạt và vượt 15 15 chỉ tiêu, mục tiêu năm 2024
Hơn 220 cán bộ, công nhân ngành điện hiến máu tình nguyện

Ngày 2/12, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) phối hợp với Trung tâm Huyết học truyền máu bệnh viện Trung ương Huế tổ chức hiến máu tình nguyện trong khuôn khổ Tuần lễ hồng EVN lần thứ X, năm 2024.

Hơn 220 cán bộ, công nhân ngành điện hiến máu tình nguyện
Thông tin doanh nghiệp:
5+ Mẫu Tranh Bát Mã đẹp ý nghĩa phong thủy tốt lành

Tranh bát mã hay tranh mã đáo thành công là chủ đề rất được ưa thích để trang trí phòng khách gia đình hay văn phòng làm việc. Nó được xếp vào dòng tranh phong thủy, là biểu tượng về sức mạnh, lòng trung thành, sự đoàn kết gắn bó cùng nhau vượt qua khó khăn, đi đến thành công, mang tới tài lộc, thịnh vượng và phát triển.

5+ Mẫu Tranh Bát Mã đẹp ý nghĩa phong thủy tốt lành
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top