ClockThứ Tư, 19/04/2023 14:33

Rà soát các tiêu chí, tiêu chuẩn thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

TTH.VN - Ngày 18/4, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận xung quanh buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với lãnh đạo tỉnh vào các ngày 24 và 25/3.

Chính phủ đồng ý nguyên tắc giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2023Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng khi người dân tái định cư Hương Sơ ổn định cuộc sống“Quyết tâm rồi cần quyết tâm hơn nữa, nỗ lực rồi cần nỗ lực hơn nữa”

Theo đó, tại chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Thừa Thiên Huế, vào thời gian trên, Thủ tướng đã chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy; dự Chương trình khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V; kiểm tra tiến độ một số dự án giao thông trên địa bàn và các hoạt động khác.

leftcenterrightdel
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Ban Thường vụ Tỉnh ủy chiều 25/3 

Quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn

Tại kết luận, Thủ tướng đánh giá cao những kết quả kinh tế - xã hội mà tỉnh đạt được trong năm 2022 và quý I/2023, đồng thời nêu rõ những hạn chế đang gặp phải.

Kết luận đánh giá, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ; chưa thu hút được nhiều tập đoàn quốc tế lớn đến đầu tư. Một số công trình di tích có nguy cơ bị xuống cấp, hư hỏng. Công tác chỉnh trang, nâng cấp, giữ gìn trật tự đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; giải phóng mặt bằng, tái định cư còn một số bất cập. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng nhu cầu; còn thiếu chuyên gia giỏi, đầu ngành một số lĩnh vực. Đời sống vật chất của một bộ phận người dân còn khó khăn.

Đối với quan điểm chỉ đạo và một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, tỉnh cần  bám sát các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, nhất là các chỉ tiêu, tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nghị quyết quan trọng khác của Bộ Chính trị, Quốc hội.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt hơn, xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; phát huy mạnh mẽ điều kiện tự nhiên địa chính trị, tiềm năng, thế mạnh, tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh. Huy động hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.

Ngoài ra, công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng cần được quan tâm, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và ưu tiên; khẩn trương hoàn thành lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong Quý II năm 2023.

Nền kinh tế phải cơ cấu lại theo hướng ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và công nghiệp phụ trợ; cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá trị và thương hiệu nông sản. Đồng thời, tập trung xây dựng tỉnh thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn, đặc sắc, có điểm nhấn, tạo sự khác biệt mang nét đặc trưng riêng có…

leftcenterrightdel
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Tập trung vào các vấn đề trọng điểm

Xung quanh các nhóm kiến nghị của tỉnh, đáng chú ý là ý kiến của Thủ tướng về việc xây dựng Đề án “Thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Theo đó, kết luận nêu rõ, tỉnh khẩn trương rà soát các tiêu chí, tiêu chuẩn thành lập thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật để hoàn thiện Đề án “Thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Đối với vấn đề đầu tư xây dựng Bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Kết luận cho rằng, việc gìn giữ bảo tồn các giá trị cổ vật cung đình Huế qua các thời đại là cần thiết, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng và xác định vị trí phù hợp; việc trưng bày, giới thiệu cổ vật cung đình Huế cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, phải khoa học, hiện đại; kiến trúc phải có sự kế thừa truyền thống, hài hoà, phù hợp với tổng thể di tích cố đô Huế; đồng thời nghiên cứu xây dựng trung tâm ẩm thực Huế theo quy định.

Kết luận cũng đồng tình với việc tiếp tục di dời các hộ dân còn lại tại khu vực di tích là cần thiết, để sớm quy hoạch, bảo tồn và phát huy hệ thống di tích Cố đô Huế. Thủ tướng giao UBND tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc mở rộng phạm vi Đề án để điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh Đề án; xây dựng Khung chính sách về bồi thường, tái định cư gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm tra, bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hiệu quả, khả thi và đúng quy định; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Liên quan các nhóm kiến nghị khác như, Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; bổ sung nguồn vốn vượt thu ngân sách Trung ương năm 2022 dự án tuyến đường bộ ven biển cầu Thuận An và dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây; đầu tư hệ thống đường lăn, sân bay Quốc tế Phú Bài; đầu tư nâng cấp đoạn tuyến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan (quy mô 4 làn xe); đầu tư nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49; Đề án “Xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia; Đề án xây dựng “Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Trung", Thủ tướng giao UBND tỉnh phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu nhà ở Tam Thai: Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý

Trong 5 kiến nghị mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra và yêu cầu Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư Dự án (DA) Khu nhà ở Tam Thai và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đến nay mới chỉ thực hiện xong 1 kiến nghị. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát DA, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Khu nhà ở Tam Thai Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top