ClockThứ Ba, 16/02/2016 17:18

Rau xanh đắt giá, nông dân hưởng lợi

TTH - Sau nhiều ngày nghỉ Tết Nguyên đán Bính thân 2016, các loại rau củ quả vẫn khan hiếm, giá tăng, trong khi nhu cầu sử dụng rau sau Tết tăng cao.

Giá rau củ tăng từ 15-20%

Chợ đầu mối Phú Hậu những ngày đầu năm đông đúc xe tải vận chuyển các loại hoa quả, rau xanh từ các tỉnh phía bắc như Hà Nội, Hải Dương vào và TP Đà Lạt về nhập hàng.

Vận chuyển rau củ quả từ các tỉnh phía Bắc về chợ đầu mối Phú Hậu tiêu thụ trong ngày 15/2

Theo chị Võ Thị Thanh, người có thâm niên kinh doanh mặt hàng này trên 10 năm ở chợ đầu mối Phú Hậu, sở dĩ giá các loại rau củ quả tăng mạnh sau Tết một phần là do thời điểm trước Tết, các tỉnh miền bắc bị ảnh hưởng không khí lạnh, mưa rét kéo dài nên rau quả mất mùa khiến các hộ trồng rau phải nâng giá bán để bù đắp lại phần rau bị hư hỏng. Mặt khác, sau Tết giá dịch vụ vận tải, bốc xếp đều tăng nên chủ buôn phải tăng giá bán để bù lại các khoản chi. “Không chỉ tăng giá mà mấy ngày mồng 2, mồng 3 Tết, do các DN vận tải chưa xuất hành nên rau củ trở nên khan hiếm, trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao khiến chúng tôi không có hàng để bán”, chị Nguyễn Thị Mùi, kinh doanh ngành hàng rau củ, chợ Đông Ba nói.

Theo ghi nhận của chúng tôi, giá các loại rau củ trong ngày 15/2 tăng từ 15-20% so với nửa cuối tháng 1/2016 và ngang bằng với những ngày giáp Tết Bính Thân. Hiện, giá 1kg bắp su dao động từ 18 ngàn - 20 ngàn đồng, cải thảo 18 ngàn đồng, cà rốt Đà Lạt 20 ngàn đồng, củ dền 15 ngàn đồng…

Nông dân phấn khởi

Do nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong những ngày trước, trong và sau Tết tăng nên giá rau xanh cũng tăng cao so với những ngày bình thường. Người trồng rau xanh vì thế cũng đón được một cái Tết ấm cúng và phấn khởi hơn.

Làm 2 sào rau, trong đó một sào phục vụ đúng dịp Tết, sào còn lại phục vụ sau Tết, ông Nguyễn Quang Tư, thôn Thành Trung, xã Quảng Thành (Quảng Điền) có nguồn thu nhập không nhỏ nhờ trồng rau. Ông Tư chia sẻ: “Giá rau trong dịp Tết có lúc tăng gấp 3 lần so với ngày bình thường, còn sau Tết giá đang chững lại nhưng vẫn cao. Cụ thể, xà lách dao động trong khoảng 15 ngàn đến 20 ngàn đồng/kg; cải 7 ngàn đồng/bó; tần ô 30 ngàn đồng/kg, riêng các loại rau gia vị giá cao gấp đôi ngày thường như: hành lá 50 ngàn đồng/kg; rau cần 35 ngàn đồng/kg; ngò 50 ngàn đồng/kg”.

Ông Phan Đình Sửu, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thành, nhẩm tính, một sào rau trung bình cho thu nhập 10 triệu đồng/năm, nhưng nếu tính riêng vụ rau Tết năm nay, người trồng rau đã thu được gần 4 triệu đồng/sào. Điển hình tại thôn Thành Trung, hộ ông Nguyễn Ân trồng 4 vồng rau cần, bán trong dịp Tết cho thu nhập 12 triệu đồng. Do nhu cầu sử dụng rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên địa phương cũng tập trung quy hoạch, xây dựng vùng rau an toàn với diện tích 17 ha. Trong năm 2016, chúng tôi sẽ tiếp tục quy hoạch thêm 18 ha còn lại sản xuất theo hướng Vietgap nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm rau chất lượng.

Không chỉ tập trung sản xuất rau cho vụ rau Tết, sau Tết người trồng rau đang đẩy mạnh chăm bón, thu hoạch những lứa rau đến tuổi; tranh thủ những ngày tạnh ráo tiến hành làm đất, phơi đất, bón phân chuẩn bị giống cho những vụ tiếp theo. Được biết, rau trồng theo hình thức gối vụ liên tục nên nguồn cung rau sau Tết vẫn ổn định.

Bài, ảnh: Hương Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024

Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2024).

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024
Return to top