ClockThứ Hai, 18/01/2021 08:30

Sạt lở tại Nam Đông: Cần phương án lâu dài

TTH - Mùa mưa bão năm 2020, Nam Đông liên tục hứng chịu các đợt mưa to, gây lũ lụt lớn, khiến tình trạng sạt lở đất ven sông, suối và đồi núi thêm nghiêm trọng.

“Thấp thỏm” sạt lở thủy điệnDi dời, tái định cư là 322 hộ sống trong vùng có nguy cơ sạt lởSạt lở tại thủy điện Hương Điền: Không ảnh hưởng đến an toàn công trình

13 hộ dân tổ dân phố 2, thị trấn Khe Tre đối mặt với nguy cơ sạt lở do sống dưới chân đồi

Nhiều điểm sạt lở

Mỗi khi mưa lớn dài ngày hay bão đổ bộ, gia đình chị Hoàng Thị Thanh Thủy (trú tại tổ dân phố 2, thị trấn Khe Tre) lại phải thực hiện sơ tán theo vận động của chính quyền địa phương để đảm bảo an toàn. Đây cũng là tình trạng chung của 13 hộ/55 khẩu sinh sống trên tuyến Tỉnh lộ 14B, bởi sau lưng nhà là một vùng đồi núi có nguy cơ sạt lở đất đá.

Ông Nguyễn Văn Hán, Tổ trưởng tổ dân phố 2, thị trấn Khe Tre cho biết, mùa mưa bão vừa qua đã có 1 hộ dân bị đất đá sạt lở tràn vào sau lưng nhà, gây nứt một khoảng tường.

Tuy sống chung với nguy hiểm, nhưng thực tế nhiều hộ tại đây vẫn chần chừ trong công tác di dời, bởi nguồn lợi kinh tế mang lại từ mặt tiền kinh doanh tại khu vực trung tâm sầm uất của huyện.

Chị Hoàng Thị Thanh Thủy chia sẻ, hiện gia đình đang kinh doanh vật liệu xây dựng, là nguồn sinh kế chính nên nếu di dời cần đảm bảo phải có một khu đất “tương xứng” với khu vực hiện tại.

Ồng Trần Đình Vĩnh Lộc, Chủ tịch UBND thị trấn Khe Tre cho biết, trước mắt đã thực hiện sơ tán 100% hộ dân thuộc vùng nguy hiểm mỗi khi mưa bão để đảm bảo an toàn cho tính mạng. Tuy nhiên, về lâu dài, địa phương mong muốn huyện có phương án di dời, hỗ trợ người dân tái định cư để ổn định cuộc sống.

Không riêng thị trấn Khe Tre, nhiều vùng xung yếu trên địa bàn huyện cũng đối mặt với tình trạng sạt lở, tập trung ở các xã: Hương Sơn, Thượng Lộ, Thượng Quảng, Hương Lộc… Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là gần 80 hộ dân tại thôn Lập, xã Thượng Nhật thuộc vùng nguy hiểm của Thủy điện Thượng Nhật. Tình trạng sạt lở bờ sông tiến sát vào nhà ở, có nơi lên đến 10 - 15m khiến người dân thôn Lập sống trong thấp thỏm.

Ông Hồ Văn Vườn, một hộ dân sống tại thôn Lập kể, chưa cần bão lụt, chỉ cần mưa lớn kéo dài là toàn bộ thôn đã phải di tản đến nơi an toàn do tình trạng sạt lở. Nghiêm trọng hơn là quả núi sau lưng thôn cũng bắt đầu xuất hiện điểm sạt lở, chỉ chực chờ đổ ập xuống hàng loạt hộ dân sống dưới chân núi.

Xây dựng phương án lâu dài

Ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông thông tin, riêng 13hộ/55 khẩu ở khu vực sạt lở chân đồi tổ dân phố 2, thị trấn Khe Tre đã có phương án di dời đến nơi tái định cư. Huyện đã triển khai nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và vận động 13 hộ trên tự nguyện di dời; tuy nhiên cần đa số người dân đồng tình mới có thể triển khai, bởi phụ thuộc nhiều vào vấn đề kinh phí đền bù.

Với các hộ dân thôn Lập, xã Thượng Nhật, UBND huyện đã có định hướng quy hoạch vùng tái định cư tập trung tại thôn A Xách, xã Thượng Nhật với quy mô 2,6 ha và đã đề xuất bổ sung chương trình đầu tư công về bố trí, sắp xếp dân cư nhằm ổn định cuộc sống cho các hộ ở những vùng có nguy cơ cao bị thiên tai.

Được biết, thời gian tới, UBND huyện Nam Đông có kế hoạch thuê các đơn vị tư vấn để khảo sát, đánh giá tình hình địa chất tại các vùng xung yếu, có nguy cơ sạt lở trên địa bàn huyện. Sau khi có kết quả sẽ lập sơ đồ để xây dựng kế hoạch di dời, tái định cư về lâu dài, đảm bảo phù hợp, tránh lãng phí.

“Khi hoàn tất khảo sát và đánh giá, UBND huyện tiến hành khoanh vùng những vùng đặc biệt nguy hiểm để ưu tiên di dời trước, những nơi khác có ít nguy cơ hơn sẽ được đánh dấu để thực hiện di tản mỗi khi có mưa lớn, bão lụt”, ông Lê Thanh Hồ thông tin thêm.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người dân thôn Bha Bhar chung sức, đồng lòng nâng cao đời sống

Ngày 15/11, Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự và chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc cùng người dân thôn Bha Bhar (xã Hương Sơn, huyện Nam Đông) nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).

Người dân thôn Bha Bhar chung sức, đồng lòng nâng cao đời sống
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình

Chiều 5/11, ông Dương Quang Hùng, Chủ tịch UBND xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc cho biết sóng lớn đã đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình, xã Lộc Bình (cửa biển Tư Hiền) chiều dài khoảng 100m, trong đó có đoạn khoảng 50m chiều dài lấn sâu vào đường dân sinh.

Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình
Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Trước tình hình mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu.

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở
Return to top