ClockThứ Hai, 14/10/2019 15:00

Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi có giá trị lý luận và thực tiễn

TTH.VN - Sáng 14/10, Ban Dân vận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến toàn quốc 70 năm tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao giải cuộc thi viết về “Dân vận khéo” năm 2019.

Đọc bài báo “Dân vận” để làm dân vận tốtBám cơ sở làm dân vậnCán bộ, đảng viên kỳ vọng vào kết quả Hội nghị Trung ương 11

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà (ngoài cùng bên phải) và UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn trao giải báo chí viết về "Dân vận khéo" cho nhóm tác giả của Báo Thừa Thiên Huế

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng dự và phát biểu tại hội thảo. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; UVTW Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Điểu K'Ré; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Lê Quốc Lý chủ trì hội thảo tại điểm cầu Trung ương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn chủ trì hội thảo tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu trong cuộc sống và mọi hoạt động của mình, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”; phải trọng dân, chân thành với dân, gần dân, sát dân, vui buồn cùng dân, có trách nhiệm với dân, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên hết, không chủ nghĩa cá nhân.

Để tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, Thường trực Ban Bí thư đề nghị tập trung khắc phục, giải quyết dứt điểm, triệt để những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm. Cần quy định rõ trách nhiệm thực hiện công tác dân vận của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, cán bộ, đảng viên. Hàng năm tiến hành kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác dân vận của tập thể cấp ủy, đảng viên; tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dân vận.

Cán bộ dân vận phải thường xuyên gần gũi với người dân là yêu cầu đặt ra trong thời gian tới 

Trên tinh thần đó, các đại biểu tham gia hội thảo đã tập trung thảo luận, trình bày tham luận để làm rõ thêm những giá trị của tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định, tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là giá trị lý luận và thực tiễn cho công tác dân vận hiện nay. Qua tác phẩm “Dân vận” để những người làm công tác dân vận của Đảng vận dụng linh hoạt tư tưởng của Người trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân…

Hội thảo cũng đã nhận được những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác vận động Nhân dân ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trong toàn quốc.

Dịp này, Ban Tổ chức cuộc thi Báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” giai đoạn 2017 - 2020 đã chọn ra 50 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả lọt vào vòng chung khảo ở 4 thể loại: Báo in, báo điện tử, báo hình và báo nói để trao giải; trong đó, Báo Thừa Thiên Huế vinh dự có tác phẩm 3 kỳ “Xác định địa giới hành chính giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị: Lấy người dân làm chủ thể, đảm bảo đời sống dân sinh” của nhóm tác giả Lê Thọ - Phan Thành.

Tin, ảnh: Phong Thọ 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Return to top