ClockThứ Sáu, 06/01/2023 15:39

Tăng cường thanh tra trách nhiệm người đứng đầu, lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao

TTH.VN - Sáng 6/1, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành thanh tra. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng đại diện lãnh đạo các ngành, địa phương cùng tham dự.

Công tác thanh tra góp phần chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luậtSớm khắc phục các sai phạm để tạo môi trường đầu tư lành mạnhThanh tra nhiều đơn vị lĩnh vực đa cấp, điện lực, hóa chấtKhắc phục sai phạm, thiếu sót ở các dự án đầu tư du lịchBộ Xây dựng sẽ thanh tra về quy hoạch, kinh doanh bất động sản tại nhiều tỉnh

Các đại biểu tham luận tại hội nghị 

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, năm 2022, toàn ngành triển khai 8.514 cuộc thanh tra hành chính và 222.629 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Qua thanh tra đã kiến nghị chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 85.998 tỷ đồng, 8.777ha đất.

Trong đó, kiến nghị thu hồi 26.654 tỷ đồng và 574ha đất; ban hành 145.55 quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền 5.641 tỷ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 3.530 tập thể và 8.619 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 451 vụ, 295 đối tượng.

Cùng với đó, tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 8.371 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, trong đó, có 6.084 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% các nội dung phải thực hiện. Qua đôn đốc, đã thu hồi 3.440 tỷ đồng, 32ha đất; xử lý hành chính 4.052 tổ chức, 9.297 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 132 vụ, 181 đối tượng; kiến nghị ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 583 văn bản về cơ chế, chính sách pháp luật.

Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong năm, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 382.491 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 284.897 vụ việc, có 3.031 đoàn đông người; tiếp nhận 385.768 đơn các loại, có 316.747 đơn đủ điều kiện xử lý; giải quyết 22.600 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt 88,8%.

Qua đó, kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 8,5 tỷ đồng, 8,3ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 42,7 tỷ đồng, 17ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 22 tổ chức, 554 cá nhân; kiến nghị xử lý hành chính 516 người; chuyển có quan điều tra tiếp tục xử lý 32 vụ, 31 đối tượng...

Trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022, toàn ngành thanh tra tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Kiểm tra tại 16.379 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện 155 đơn vị vi phạm.

Kiểm tra việc thực hiện kê khai, công khai tài sản thu nhập tại 4.784 cơ quan, tổ chức, đơn vị, có 10.662 người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập; 2 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; tiến hành 7.296 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 373 vụ việc vi phạm, 611 người vi phạm, kiến nghị thu hồi và bồi thường 167 tỷ đồng.

Kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại 7.537 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 405 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm. Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 54.364 cán bộ, công chức, viên chức. Có 39 trường hợp người đứng đầu bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. Phát hiện 51 vụ việc với 83 người liên quan đến tham nhũng, tiêu cực.

Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm, năm 2023, bám sát định hướng chương trình công tác thanh tra năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và yêu cầu của thực tiễn, toàn ngành tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương để phát sinh nhiều vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, nhiều đơn khiếu nại, tố cáo và dư luận xã hội quan tâm.

Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, phù hợp thực tế đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, phấn đấu đạt hơn 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt hơn 90%. Tích cực phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Cùng với việc triển khai hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, toàn ngành nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao hoặc có nhiều dư luận về tham nhũng; tiến hành thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Tin, ảnh: THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp ngắn 3 nhà lãnh đạo Kazakhstan, Turkmenistan và Ethiopia

Tối 23/10, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp ngắn Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedow và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp ngắn 3 nhà lãnh đạo Kazakhstan, Turkmenistan và Ethiopia
Return to top