ClockThứ Ba, 31/12/2024 20:42

Tạo chuyển biến trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

TTH.VN - Chiều 31/12, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác ngành nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) cấp tỉnh năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Khẳng định vai trò, vị thế của người nông dân Tặng sách, đồ chơi cho bệnh nhi tại Bệnh viện Trung ương HuếThủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá trong hợp tác đầu tư Việt Nam - Hoa KỳCông tác phòng, chống tham nhũng có bước tiến quan trọng Thí điểm biện pháp xử lý vật chứng và tài sản trong vụ án tham nhũngCơ sở của niềm tinKỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đã xử lý nghiêm nhiều vụ án kinh tế, tham nhũngQuốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại hội nghị 

Hội nghị diễn ra bằng hình thức trực tiếp tại Ban Nội chính Trung ương và trực tuyến tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước. Tham dự hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương PCTNLPTC; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc.

Tham dự tại điểm cầu Tỉnh ủy, có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến; cùng các UVTV Tỉnh ủy: Đặng Ngọc Trân, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Phạm Thị Minh Huệ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; Hoàng Khánh Hùng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh và Đại tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Năm 2024, các Ban Chỉ đạo PCTNLPTC cấp tỉnh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, kịp thời bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc, các quy định, quy trình nghiệp vụ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, triển khai khá toàn diện các nhiệm vụ, cả phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực; nhất là chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các sai phạm.

Trong năm, ngành Nội chính Đảng và các Ban Chỉ đạo PCTNLPTC đã có nhiều nỗ lực, hoàn thành khá toàn diện các nhiệm vụ theo chương trình công tác đề ra, với 10 sự kiện, kết quả nổi bật: Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt, làm việc với lãnh đạo các cơ quan nội chính Trung ương để quán triệt một số chủ trương, quan điểm mới về PCTNLPTC - Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “Chắc - Sắc - Đắc”. Hoàn thành xây dựng, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hai Ban Chỉ đạo Trung ương 10 đề án lớn về nội chính, PCTNLPTC và cải cách tư pháp. Kịp thời tham mưu sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo cả công tác phòng, chống lãng phí. 

 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến cùng các đại biểu tại điểm cầu Tỉnh ủy

Cũng trong năm, các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy chủ động theo dõi, đôn đốc và tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy chỉ đạo xử lý 513 vụ án, vụ việc; trong đó, có 391 vụ nổi cộm, phức tạp. Tham mưu, tổ chức hơn 1.000 cuộc tiếp, đối thoại với công dân của Bí thư Tỉnh ủy, Thành uỷ; tiếp nhận, xử lý gần 60.000 đơn thư, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và tham mưu, chỉ đạo, xử lý hơn 200 vụ khiếu kiện đông người, phức tạp.

2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, ngành Nội chính Đảng đặt mục tiêu tiếp tục nỗ lực, chủ động tham mưu, chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác nội chính, PCTNLPTC và cải cách tư pháp...

Tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, trong năm 2025, ngành Nội chính cần tiếp tục tập trung tham mưu chỉ đạo triển khai toàn diện, tạo chuyển biến mới, đột phá trong công tác phòng, chống lãng phí trong toàn xã hội. Tham mưu chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm. Thực hiện có hiệu quả các quy định về kiểm soát quyền lực. Chủ động phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18. Đẩy mạnh chuyển đổi số, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự “Chắc - Sắc - Đắc”, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình…

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá

Cùng niềm phấn khích khi Huế sang trang mới, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người lao động thêm hy vọng sẽ có những đột phá về chính sách an sinh, tiền lương để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên.

Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá
Đột phá trong giai đoạn mới

Tháng 12/2020, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Và với nhiều chính sách, đãi ngộ, đầu tư… được nâng lên, tin tưởng trong giai đoạn 2025 - 2030, thể thao Huế sẽ có bước đột phá như kỳ vọng.

Đột phá trong giai đoạn mới
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

TIN MỚI

Return to top