ClockThứ Sáu, 01/11/2019 06:30

Tạo động lực phát triển ngành nông nghiệp

TTH - Trong phiên thảo luận của Quốc hội tại hội trường trong hai ngày 30 - 31/10, bên cạnh ghi nhận những kết quả đạt được về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, các đại biểu chỉ ra nhiều bất cập và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn. Trong đó, việc đẩy mạnh tái cơ cấu, tạo động lực phát triển mới cho ngành nông nghiệp là một trong những vấn đề đáng quan tâm.

Theo đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang), ngành nông nghiệp nước ta chậm chuyển dịch so với xu thế chung của nông nghiệp thế giới hiện nay là sản xuất tập trung, chất lượng cao, tăng cường gắn kết, gắn bó lợi ích trong các chủ thể.

Về thị trường xuất khẩu nông sản, thời gian qua tuy kim ngạch xuất khẩu có tăng, nhưng dư địa xuất khẩu nông sản Việt Nam có biểu hiện thu hẹp dần; nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực có nguy cơ mất thị trường; thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường tiểu ngạch…

Chỉ riêng con số 90% hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch mà đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết dẫn chứng chúng ta phần nào thấy được sự bấp bênh trong sản xuất, xuất khẩu nông thủy sản của nước ta.

Điều này thấy rất rõ qua việc cách đây ít ngày, hàng nghìn xe chở thanh long ùn ứ ở cửa khẩu Lạng Sơn chờ xuất sang Trung Quốc. Tuy đây là 1 trong 9 loại hoa quả tươi của Việt Nam được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu chính ngạch, nhưng đa phần người dân vẫn chọn con đường xuất khẩu tiểu ngạch. Trong khi đó, từ đầu năm 2019, Trung Quốc thắt chặt việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc nên việc xuất khẩu tiểu ngạch thời gian tới càng bị hạn chế.

Cái lợi của xuất khẩu tiểu ngạch là thuế suất thấp hơn xuất khẩu chính ngạch; thủ tục dễ dàng, không cần hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương như qua đường chính ngạch. Tuy nhiên, mặt trái của nó thường không có tính ổn định, giá trị giao dịch nhỏ, không đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Ví một cách dễ hiểu, giống như nhập hàng vào siêu thị tuy yêu cầu khắt khe hơn, nhưng hợp đồng có tính pháp lý, người bán hàng an tâm về giá cả, số lượng, sự an toàn trong thanh toán. Còn đem bán ở chợ thì dễ dàng hơn, nhưng giá cả bấp bênh, tùy theo buổi chợ, khi ế ẩm người bán chịu thiệt hại. Ngay như mặt hàng mủ cao su ở tỉnh ta, lâu nay giá cả bấp bênh bởi một phần chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch.

Tham khảo con số của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước 9 tháng đầu năm đạt 30,02 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngoài nhóm lâm sản tăng 18% thì kim ngạch xuất khẩu của 2 nhóm nông sản và thủy sản đều giảm theo thứ tự là 7,2% và 2%. Trong 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành nông nghiệp nước ta thì Trung Quốc chiếm đầu bảng với 21,5%, tiếp theo là Mỹ (21,2%), EU (11,9%), ASEAN (9,6), Nhật Bản (8,5%).

Nhưng cái khác biệt ở đây, trong khi hàng hóa nông thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu theo con đường tiểu ngạch còn các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản lại chủ yếu theo đường chính ngạch. Điều này cũng thể hiện sự khác biệt về cách thức tổ chức sản xuất, chế biến, xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Để xuất khẩu vào các thị trường khó tính giàu tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản rõ ràng trong tổ chức sản xuất, xuất khẩu cũng phải làm bài bản, đáp ứng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ bền vững, tạo giá trị gia tăng. Qua đó, tạo động lực mới thúc đẩy ngành nông nghiệp chuyển đổi mạnh trong việc tổ chức sản xuất, quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm đáp ứng hàng rào kỹ thuật của các nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Return to top