ClockThứ Tư, 23/08/2023 15:41

Tạo lập thành phố văn hoá và du lịch thông minh

TTH.VN - Thành phố Huế sẽ hướng đến xây dựng cơ sở thông tin du lịch thông minh, phù hợp với các thiết bị thông minh, góp phần đảm bảo một hệ thống quản lý có tính nhất quán và sử dụng thông tin văn hóa và du lịch giữa các tổ chức địa phương. Đó là mục tiêu của dự án xây dựng TP. Huế văn hoá và du lịch thông minh do KOICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam) tài trợ.

Thành đoàn Huế ra quân tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt và kích hoạt ví điện tử trên Hue-SQuy mô thương mại Việt Nam-Hàn Quốc tăng mạnh kể từ năm 1992Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vữngHai khu phố cổ tạo điểm nhấn cho du lịch HuếUNESCO khuyến nghị đưa Venice vào danh sách di sản thế giới đang gặp nguy hiểm

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại buổi làm việc 

Buổi họp của UBND tỉnh với KOICA vào ngày 23/8 đã làm rõ nhiều vấn đề. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh tham dự buổi họp.

Tại buổi họp, báo cáo của dự án cho thấy sự cần thiết nhằm thiết lập một cơ sở dữ liệu du lịch văn hóa thông minh, để kiểm chứng mô hình chuẩn và đảm bảo khả năng sử dụng. Cơ sở dữ liệu thông tin văn hóa du lịch thông minh được xây dựng sẽ làm cơ sở ươm tạo các startup du lịch thông minh tại TP. Huế…

Báo cáo này cũng chỉ rõ, phạm vi dự án khá rộng khi sẽ thiết lập cơ sở dữ liệu tại hơn 1.000 điểm  tham quan, lưu trú, nhà hàng, lễ hội,… có giá trị du lịch cao tại khu vực trung tâm TP. Huế; mở cơ sở dữ liệu thông tin văn hóa du lịch thông minh.

Đại diện cơ quan tư vấn thực hiện dự án cho biết, trong các mục tiêu, quan trọng nhất của dự án sẽ góp phần phục hồi nền kinh tế địa phương bằng cách tăng khả năng cạnh tranh của ngành du lịch thông minh tại TP. Huế; góp phần đảm bảo một hệ thống quản lý có hệ thống nhằm tăng cường tính nhất quán và sử dụng thông tin văn hóa và du lịch giữa các tổ chức địa phương như một nguồn thông tin văn hóa và du lịch ở TP. Huế.

Việc thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin cho chiến lược thương hiệu thành phố sử dụng thông tin văn hóa và du lịch TP. Huế cũng đóng vai trò quan trọng. Từ đó, hướng đến tăng cường năng lực thương hiệu thành phố bằng cách tăng sức hấp dẫn du lịch đối với du khách nước ngoài. Đồng thời, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin du lịch của người dùng trong và ngoài nước dựa trên hạ tầng thành phố thông minh.

Đi sâu vào phân tích phương pháp, cơ quan tư vấn nêu những ví dụ điển hình về việc cung cấp dịch vụ văn hóa du lịch thông minh tại tuyến đường đi bộ sông Hương – cồn Dã Viên. Tại đây, hệ thống hướng dẫn du lịch tự động (không người) hoạt động 24 giờ được lắp đặt tại các điểm du lịch chính và các cơ sở giao thông sẽ hướng dẫn về nhà hàng, điểm du lịch, phương tiện giao thông, bản đồ du lịch. Các trạm sẽ hỗ trợ đa ngôn ngữ, cung cấp các giao tiếp tương tác với nhau bằng cách sử dụng tự động chuyển tiếp và cung cấp các dịch vụ kết nối di động nếu cần thiết.

Dự án hướng đến việc cung cấp dịch vụ văn hóa du lịch thông minh tại tuyến đường đi bộ sông Hương 

Ngoài ra là phương án sử dụng danh sách mục tiêu du lịch văn hóa để cung cấp chức năng hướng dẫn và thông tin du lịch trung tâm TP. Huế; chức năng liên thông với bảo tàng số và trạm thông tin du lịch thông minh của không gian văn hóa phức hợp cũng sẽ cung cấp ảnh và nội dung video sự kiện và triển lãm tại các địa điểm du lịch dựa trên vị trí hiện tại và các điểm du lịch lân cận. Các trạm du lịch thông minh còn có thể thông tin thêm cho du khách các điểm lưu trú, điểm ăn uống, mua sắm, công ty du lịch,… Từ đó, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Đại diện cơ quan tư vấn cũng đã nêu phương án kiến trúc khu vực cồn Dã Viên và cầu đi bộ kết nối công viên Bùi Thị Xuân với cồn Dã Viên.

Thảo luận về dự án này, lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND TP. Huế tập trung nêu quan điểm đối với các nội dung liên quan đến một số hạng mục về thực hiện các thiết chế văn hóa, công trình, không gian ở khu vực cồn Dã Viên trong tổng thể của dự án. Từ đó, đưa ra một phương án có kiến trúc hài hòa nhất, tối ưu nhất. Các ý kiến cũng cho rằng, vật liệu, phương án kiến trúc thực hiện phải hướng đến tính mềm mại cũng như không gian mở….

Kết luận buổi họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cơ bản thống nhất với các đề xuất, phương án thiết kế kiến trúc của dự án. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, đây là dự án quan trọng trong việc giúp tỉnh thực hiện mục tiêu hướng đến thành phố văn hóa và du lịch thông minh trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

“Cùng với những ý tưởng đặt ra, đơn vị tư vấn cần tham khảo thêm các ý kiến đóng góp từ các sở, ban, ngành, TP. Huế hôm nay để hoàn thiện ý tưởng thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Ngoài ra, cần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện hồ sơ để tỉnh làm thủ tục phê duyệt dự án”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thời tiết ngày 21/11: Trung Bộ có mưa dông rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120 mm, cục bộ có nơi trên 180 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100 mm/6 giờ).

Thời tiết ngày 21 11 Trung Bộ có mưa dông rất to
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

TIN MỚI

Return to top