ClockThứ Sáu, 27/09/2019 08:27

Thấm nhuần lời Bác dạy

TTH - Mới đây, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đây là dịp để đội ngũ những người làm công tác lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học trong tỉnh thấm nhuần lời dạy của Bác, nỗ lực vươn lên trong từng công việc.

Thấm nhuần lời dạy của BácThấm nhuần lời dạy của Bác

“Phải xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh" 

Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc từ tháng 5/1965. Với tầm nhìn xa, trông rộng, trong di chúc, Người luôn nhắc nhở, lưu ý đến vận mệnh của đất nước, trong đó có công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

“Bác Hồ cảnh báo, lý giải, dự cảm trước nguy cơ tha hóa, quyền lực trong bộ máy Đảng, Nhà nước. Do vậy, để khắc phục, Bác căn dặn: “Phải xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh và mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”. Theo tôi, mỗi ngành, mỗi cán bộ, đảng viên cần học và làm theo Bác bằng những công việc hết sức cụ thể, chứ không chung chung. Riêng cán bộ, đảng viên cần phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, khắc phục căn bệnh nói nhiều làm ít, nói một đằng làm một nẻo”, ThS. Phạm Quốc Hùng, nguyên Trưởng khoa Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh chia sẻ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, khi đất nước thống nhất, “Công việc cần phải làm trước tiên là phải chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ của Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ Nhân dân. Làm được như vậy thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.

PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng, Trưởng bộ môn Lịch sử Việt Nam, Trường đại học Sư phạm Huế đi sâu phân tích: “Thực hiện những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc của Người, suốt 50 năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đó là nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Lấy “xây” làm nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài; lấy “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đột phá. Điều quan trọng, cốt lõi là dựa vào dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phản ánh đúng ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân. Đây là bài học xuyên suốt của Đảng ta cho đến nay”.

Thực hiện tâm nguyện của Người

Bác Hồ luôn căn dặn: “Cán bộ là gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức cho toàn tỉnh. Vì vậy, việc không ngừng nâng cao trình độ, phương pháp giảng dạy là nhiệm vụ được Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh luôn đặt ra. “Hiện đội ngũ viên chức của trường có 40 người. Tất cả cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá vững, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tuy nhiên, chúng tôi luôn không ngừng tu dưỡng, rèn luyện mới đáp ứng yêu cầu mới như hiện nay”, TS. Nguyễn Thị Châu, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh trao đổi.

 Giảng viên Phan Yến Thu, Khoa Lý luận cơ sở Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh nêu ý kiến: “Là người giảng dạy, tiếp cận, nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, khi nói về Đảng với các học viên, tôi đi sâu phân tích, mổ xẻ những lời dặn dò của Bác về Đảng. Hay khi giảng về đạo đức cách mạng, tôi lấy lòng yêu thương con người của Bác ra để nhấn mạnh. Khi giảng về đoàn kết thì tôi đưa những giá trị cốt lõi của sự tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết”.

Hội thảo nhận được 38 bài viết của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, giảng viên trong và ngoài Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh. Các ý kiến tham luận tại hội thảo đi sâu phân tích những lời căn dặn của Người về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; quan điểm lấy dân làm gốc; chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ; việc vận dụng tư tưởng trong Di chúc của Bác vào công tác giảng dạy của trường…

Tâm Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

TIN MỚI

Return to top