ClockThứ Bảy, 09/10/2021 15:02

Thích ứng an toàn, thống nhất trên toàn quốc để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh

TTH.VN - Sáng 9/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo với 63 tỉnh, thành phố để đánh giá công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua; bàn nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch phục vụ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

Chỉ còn 19 ca COVID-19 đang điều trịPhá nhiều vụ trộm cắp vặtThu nhập của người lao động giảm mạnh do dịch COVID-19Các dự án giao thông khó đảm bảo tiến độBiến thể ‘kháng vaccine’ Mu đã biến mất như thế nàoDoanh nghiệp kỳ vọng vào sự hồi phục kinh tếTương tác với sổ sức khỏe điện tử

Tại điểm cầu thừa Thiên Huế có Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương 

Dự cuộc họp tại đầu cầu Thừa Thiên Huế có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Củ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Cơ bản kiểm soát được dịch trên toàn quốc

Theo báo cáo, đợt dịch thứ 4 đến 8/10/2021, cả nước đã ghi nhận khoảng 828.000 ca mắc, 759.000 người đã khỏi bệnh (đạt 91%) và 20.300 ca tử vong. Hiện nay có 10/62 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 9 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn, 1 tỉnh chưa ghi nhận ca mắc. Trong 2 tuần qua, số ca mắc trong cộng đồng giảm 44,7% so với 2 tuần trước, giảm 47,3% so với 1 tuần trước đó.

Tính đến 8/10/2021, cả nước đã tiêm được khoảng 51,4 triệu liều vaccine, trong đó khoảng 23,8 triệu người đã tiêm 1 liều vaccine và 13,8 triệu người tiêm đủ 2 liều vaccine. Tỷ lệ tiêm ít nhất 1 liều vaccine cho người dân từ 18 tuổi trở lên đạt 52,3%.

Đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình. Tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo; an toàn trật tự xã hội được giữ vững; đời sống của nhân dân trong vùng dịch được ổn định, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được giữ vững.

Tại Thừa Thiên Huế, tính từ đầu đợt dịch đến nay, toàn tỉnh có 831 ca F0, trong đó, có 7 trường hợp chuyển đến từ tỉnh/thành phố. Hiện, ngoài 4 trường hợp tử vong, chỉ còn 19 F0 đang điều trị.

Các điểm cách ly tập trung và các địa phương đang cách ly theo dõi 5.526 trường hợp có yếu tố dịch tễ; trong số này, có 187 F1, 2.067 F2 và 2.501 người trở về từ vùng dịch. Trong số 277.344 liều vắc-xin được phân bổ, có 150.960 người đã được tiêm 1 mũi và 57.251 người tiêm 2 mũi.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các thành viên Ban Chỉ đạo đã có nhiều ý kiến, nhìn lại công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong 2 tuần vừa qua; những kết quả, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân; dự báo tình hình thời gian tới; đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, thực hiện thống nhất toàn quốc nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội.

Các đại biểu cũng đề nghị tất cả các địa phương cần tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, không chỉ ở những địa phương đang có dịch diễn biến khó lường mà ngay cả tại các địa phương đang đón người dân trở về quê; tiếp tục duy trì, củng cố y tế cơ sở; tại các địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất sẵn sàng các điều kiện để đón người dân trở lại làm việc và ứng phó với dịch bệnh; tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine cho người dân...

Thống nhất trên toàn quốc

Dịch bệnh trên toàn quốc cơ bản được kiểm soát tốt, tại Thừa Thiên Huế đã sau 2 ngày không xuất hiện ca bệnh mới

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình. Có được kết quả trên là do đã thực hiện tốt các biện pháp: cách ly hẹp nhất, chặt nhất; xét nghiệm thần tốc, hợp lý, an toàn, hiệu quả; tiến hành điều trị từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở. Trong quá trình phòng, chống dịch chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm hơn để ứng phó với dịch bệnh; đặc biệt có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, đoàn thể và được người dân, doanh nghiệp đồng tình, hưởng ứng.

Tuy nhiên dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, có thể bùng phát, lây lan bất cứ lúc nào, với mức độ khó dự đoán do sự biển đổi của virus. Do đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và nhân dân, doanh nghiệp đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan, song cũng không được mất bình tĩnh để sáng suốt, linh hoạt ứng phó, thích ứng với dịch bệnh.

Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đổi mới tư duy, tổ chức thực hiện phù hợp với diễn biến của dịch bệnh và yêu cầu khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Trước mắt khẩn trương hoàn thiện, ban hành Hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; triển khai tổ chức thực hiện thống nhất toàn quốc; các địa phương có thể áp dụng linh hoạt, sáng tạo, song không trái với hướng dẫn chung; nếu có vướng mắc, chưa phù hợp thì phản ánh để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phối hợp với nhau tổ chức thật tốt việc đưa- đón người dân có nhu cầu về quê và đưa-đón người dân trở lại làm việc đảm bảo an toàn dịch bệnh, an sinh, an toàn giao thông, an ninh, trật tự.

Tiếp tục thực hiện tốt chiến lược vaccine, trong đó tập trung mọi biện pháp để nhập khẩu nhanh nhất, nhiều nhất vaccine để tổ chức tiêm cho người dân, đảm bảo khoa học, an toàn, hiệu quả; thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước đảm bảo an toàn, khách quan, trên cơ sở khoa học và quy định của pháp luật.

Tập trung khôi phục sản xuất trên tinh thần “sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”. Trong đó tăng tính tự chủ, chủ động và tinh thần trách nhiệm của người lao động và doanh nghiệp.

Các bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức lưu thông, giao thông vận tải trên tinh thần chung là thống nhất trên toàn quốc, không cát cứ theo từng địa phương; thực hiện từng bước, theo lộ trình để đảm bảo an toàn, hiệu quả; kể cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không.

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt an sinh xã hội, không để sót, lọt bất cứ người dân nào; phối hợp, hoàn thiện công nghệ trong phòng, chống dịch; có kế hoạch thông tin, tuyên truyền theo từng tuần, hàng tháng và đột xuất, trên tinh thần "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", tránh bị kẻ xấu lợi dụng, gây ảnh hưởng tới khối đại đoàn kết và ảnh hưởng tới công cuộc phòng, chống dịch; tiếp tục nghiên cứu, có lộ trình thực hiện hộ chiếu vaccine; tổ chức mở cửa trở lại các trường học tại những nơi đảm bảo an toàn; có các giải pháp đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an toàn khi đi rừng mùa mưa bão

Việc người dân ở các xã miền núi có thói quen vào rừng lấy mật ong, măng rừng, chăm sóc gia súc...giữa mùa mưa tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Đã có một số trường hợp bị mắc kẹt trong rừng, may mắn được lực lượng chức năng ứng cứu.

Đảm bảo an toàn khi đi rừng mùa mưa bão
Tràn ra đường vẫy khách gây mất an toàn giao thông

Trên nhiều tuyến đường của thành phố Huế như Bà Triệu, Trịnh Công Sơn... tình trạng các nhân viên quán nhậu tràn ra đường để chặn đầu xe, chèo kéo khách xảy ra thường xuyên, gây mất an toàn giao thông, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tràn ra đường vẫy khách gây mất an toàn giao thông
Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ

Trong tình hình mưa lũ, các trường học ở vùng thấp trũng cần tính đến phương án dạy học linh hoạt để “sống chung” vói điều kiện thời tiết.

Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ

TIN MỚI

Return to top