ClockThứ Sáu, 01/07/2022 14:29

Thúc đẩy các động lực tăng trưởng

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 có bước phát triển với nhiều điểm sáng, kinh tế vĩ mô ổn định; tổng sản phẩm (GRDP) tăng cao so với cùng kỳ… là những thông tin tích cực tại buổi công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022, do Cục Thống kê tỉnh tổ chức ngày 29/6 mới đây.

Theo báo cáo thống kê, tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm của tỉnh đạt 6,92%. Đây là mức tăng trưởng khá cao không chỉ so với mức tăng trưởng chung của toàn quốc (6,42% - số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/6), mà còn so với cả giai đoạn trước dịch COVID-19. Không tính năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát khiến nền kinh tế bị đứt gãy, sản xuất đình đốn, tốc độ tăng trưởng GRDP chỉ đạt 0,51%, thì năm 2018 và 2019 - trước khi có dịch -  tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh cũng chỉ đạt lần lượt là 5,92 và 6,87%.

Một diễn biến khác, do bị ảnh hưởng đợt mưa trái mùa đầu tháng 5 gây thiệt hại lớn cho hàng nghìn ha lúa đông xuân và một số diện tích rau màu sắp đến kỳ thu hoạch; giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu thuyền phải nằm bờ khiến cho khu vực nông, lâm, thủy sản tăng trưởng âm 7,49%. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng 11,85% của nền kinh tế, nhưng ngành này luôn giữ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế. Chính vì vậy, điều này tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh nói chung, đời sống người nông dân nói riêng.

Trong bối cảnh đó, điểm sáng là khu vực công nghiệp – xây dựng có mức tăng trưởng khá cao, đạt 12,25%, bù đắp cho sụt giảm của ngành nông, lâm, thủy sản. Đáng ghi nhận, các sản phẩm chủ lực của tỉnh tiếp tục duy trì năng lực sản xuất cao như điện, bia, sợi, may, chế biến dăm gỗ… Một số doanh nghiệp tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, tăng quy mô sản xuất, tạo tiền đề cho phát triển trong thời gian tới. Ngành dịch vụ tuy bị ảnh hưởng khá nặng nề của dịch COVID-19, cũng có bước phục hồi khá nhanh, với mức tăng trưởng 7,89% - cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế - tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động.

Những điểm sáng của nền kinh tế cho thấy, sự điều hành quyết liệt, các chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau khi nước ta khống chế hiệu quả dịch COVID-19 và sớm mở cửa nền kinh tế.

Với Thừa Thiên Huế, lãnh đạo tỉnh đã chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng. Điểm nhấn là việc tỉnh thành lập 4 tổ liên ngành đặc biệt về xúc tiến và hỗ trợ đầu tư, do Chủ tịch và các Phó chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ngoài ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công các dự án trên địa bàn tỉnh.

Tuy đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng dự báo 6 tháng cuối năm sẽ còn nhiều thách thức. Đó là tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp với sự xâm nhập của biến chủng BA.4, BA.5, trong khi xuất hiện tâm lý chủ quan, tiến độ tiêm mũi 3, 4 tăng cường còn thấp, rất có thể khiến dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Tình hình thời tiết xuất hiện các yếu tố cực đoan, nếu không bám sát chỉ đạo, tổ chức sản xuất linh hoạt có thể ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ tiếp tục bị thiệt hại lớn. Thêm vào đó, với tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine, giá xăng dầu tăng mạnh, lạm phát tăng cao ở nhiều nước trên thế giới khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu… cũng sẽ tác động trở lại đối với tình hình sản xuất trong nước, khiến nền kinh tế có thể bị tổn thương nặng nề. Vì vậy, từ các cấp chính quyền đến người dân và từng doanh nghiệp, cần có giải pháp phù hợp để sẵn sàng thích ứng với tình hình mới, tiếp tục thúc đẩy các động lực tăng trưởng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và cả nước.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Năm 2024, với chủ đề “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, chủ động, sáng tạo”, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh phát triển toàn diện, có nhiều đổi mới, sáng tạo, đạt kết quả thiết thực, vững chắc; tạo động lực to lớn, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT tỉnh...

Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo

Tập trung phát triển sản xuất song song với đẩy mạnh công tác nâng cao tay nghề cho người lao động, Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ Nhân Đạo trực thuộc Hội Người mù (HNM) TP. Huế (gọi tắt là HTX Nhân Đạo) đã duy trì hoạt động hiệu quả, từ đó tạo sinh kế bền vững cho nhiều hội viên khiếm thị.

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Return to top