ClockThứ Năm, 07/01/2021 14:55

Tính toán nguồn lực ưu tiên khi tăng lương tối thiểu vùng 2021

Ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, vấn đề tăng lương tối thiểu vùng cần phải được nhìn trong bối cảnh chung, đặc biệt có xem xét kỹ về nguồn lực.

Từ năm 2021, thêm nhiều quy định mới về lương tối thiểu vùngChính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2020Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại tại các vùng ven biểnTăng lương từ 1/1/2020 cho một số đối tượng

Lao động dệt may sử dụng nhiều lao động trong thời gian qua. Ảnh: TTXVN.

Liên quan đến đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mới đây, trả lời câu hỏi của báo chí về tác động của việc tăng lương tối thiểu vùng tới thu nhập và việc làm, ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội cũng như lao động, việc làm cuối năm 2020 có những khởi sắc, nhưng doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Xét đến số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, nếu tính chung cả năm 2020 so với năm 2019, số lượng này cũng tăng lên đáng kể.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020 có 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm 2019. Trung bình mỗi tháng có gần 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

"Các thống kê này cho thấy các doanh nghiệp đang còn rất khó khăn, tình hình lao động việc làm có chuyển biến, nhưng vẫn chưa thể khôi phục lại như trước. Do đó,  Nhà nước cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp", ông Vinh cho biết.

Về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2021 của Tổng Liên đoàn lao động, ông Vinh cho rằng, Chính phủ sẽ có những ưu tiên chung, mục tiêu trước mắt là làm sao phát huy được tốc độ tăng trưởng như quý 4/2020 để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế trong năm 2021; tiếp đến là tính đến các đối tượng, doanh nghiệp cụ thể. Trong đó, hướng đến doanh nghiệp ở những lĩnh vực, ngành nghề bị giảm sút doanh thu nhiều, đồng thời quan tâm đến những doanh nghiệp lớn, mang tính dẫn dắt tạo động lực phát triển và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

“Đối với người lao động, có thể ảnh hưởng của làn sóng dịch COVID-19 thứ hai so với lần 1 thì mức độ không lớn bằng. Vì vậy, chính sách hỗ trợ nên tập trung vào những đối tượng bị giảm thu nhập sâu, bị mất việc làm và nhóm lao động phi chính thức. Bài toán có tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2021 cần được nhìn nhận trong tổng thể chung, cũng như xem xét về mặt nguồn lực, thứ tự ưu tiên để có chiến lược và kế hoạch phù hợp. Chắc chắn Chính phủ sẽ cân nhắc kỹ để đưa ra các chính sách nhằm đảm bảo tính bền vững chung cho toàn xã hội", ông Phạm Quang Vinh đánh giá.

Trước đó, liên quan đến đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chính phủ cũng chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia nghiên cứu, kiến nghị về việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng 2021.

Chính phủ cũng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đánh giá tình hình kinh tế - xã hội làm căn cứ để đề xuất, báo cáo Chính phủ trước quý II/2021.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Tập trung nguồn lực giúp người dân giảm nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, huyện Phú Lộc đã và đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp gắn với tình hình thực tế từng địa phương, từng hộ gia đình để giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tập trung nguồn lực giúp người dân giảm nghèo
Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo

Phát huy vai trò của mình, chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện A Lưới đã có nhiều cách làm hay, thiết thực.

Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo
Kết nối nguồn lực để đào tạo song ngành

Song ngành là xu hướng trong đào tạo đại học hiện nay. Để đào tạo song ngành thật sự hiệu quả, đòi hỏi các trường phải phối hợp, chia sẻ nguồn lực với nhau.

Kết nối nguồn lực để đào tạo song ngành
Ưu tiên đảm bảo an toàn, không để người dân bị đói, rét

Ngày 11/9, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã kiểm tra công tác cứu hộ, cứu nạn, thăm hỏi, động viên và tặng quà nhân dân vùng bị lũ lụt tại tỉnh Tuyên Quang.

Ưu tiên đảm bảo an toàn, không để người dân bị đói, rét
Return to top