ClockThứ Ba, 25/12/2018 08:06

Triển khai thực hiện Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện các công việc triển khai Nghị quyết số 74/2018/QH14 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Quốc hội quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tếPhân công chủ trì soạn thảo 37 văn bản quy định chi tiết thi hành các luậtNgày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV

Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát huy mặt tích cực, đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành; phấn đấu cao nhất trong hai năm 2019-2020 để đạt và vượt các chỉ tiêu theo các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, khẩn trương triển khai các giải pháp đồng bộ, có hiệu quả và khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện các Nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp sau.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thi hành nghiêm túc, có hiệu quả, đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Y tế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện các dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), Luật Kiến trúc, Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Luật Phòng, chống tác hại rượu bia; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề lớn phát sinh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổng hợp trình Chính phủ ban hành Danh mục các quy hoạch theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Quy hoạch; hướng dẫn các bộ, cơ quan thực hiện điều khoản chuyển tiếp theo Điều 59 Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 74/2018/QH14 về kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tập trung nguồn lực, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư bảo đảm chất lượng, trình Chính phủ cho ý kiến trong tháng 5 năm 2019. Thể chế hóa chủ trương của Đảng về huy động nguồn lực kết cấu hạ tầng của khu vực tư; tạo cơ sở pháp lý cao, thống nhất về quản lý, điều hành hoạt động đầu tư theo hình thức PPP.

Trước mắt, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, theo thẩm quyền sớm có cơ chế giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến thanh toán cho nhà đầu tư dự án theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).

Chủ trì, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm cơ cấu lại nền kinh tế 2016-2020 theo đúng Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội để đề xuất các nội dung cần triển khai trong 02 năm còn lại của kế hoạch (lồng ghép nội dung vào Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ năm 2019, đảm bảo hoàn thành kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội).

Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, đảm báo đúng tiến độ. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các địa phương xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV để thực hiện từ năm 2021.

Bộ Công an khẩn trương tổng kết việc thi hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; lập đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật theo quy định, trình Chính phủ xem xét để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan triển khai xây dựng chiến lược sử dụng đất quốc gia đến năm 2045; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm  2045.

Bộ Tài chính nghiên cứu, tiếp thu để điều chỉnh Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 60/2018/QH14 của Quốc hội từ “kiểm toán việc sử dụng nguồn thu từ đất của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa giai đoạn 2011-2017” sang “kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2017”. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Các Bộ, cơ quan: Tư pháp, Công an, Quốc phòng, Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp về các báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả các lĩnh vực công tác trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện có hiệu quả và tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật để sớm đưa luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua đi vào cuộc sống. Nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến. Khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 bảo đảm chất lượng và tiến độ đã đề ra. Trong quá trình, tiếp thu chỉnh lý các dự án luật, đối với những vấn đề quan trọng, có sự thay đổi lớn so với dự thảo Chính phủ trình Quốc hội, các bộ phải kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua các dự án Luật.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4: Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển

Nhiều năm qua, Quốc hội đã quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết (NQ), kết luận quan trọng để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế, đặc biệt là NQ số 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 (NQ 38) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là công cụ pháp lý, nền tảng và đòn bẩy quan trọng giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4 Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3: Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân

Bên cạnh việc ban hành các nghị quyết (NQ) đáp ứng yêu cầu phát triển, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thời gian qua tiếp tục được đổi mới. Không chỉ xây dựng các chương trình giám sát phù hợp mà thực tiễn giám sát đã “chạm” đến các vấn đề được cử tri quan tâm. Đặc biệt, các đại biểu HĐND tiến hành chất vấn “nóng” quá trình thực hiện các NQ do HĐND tỉnh ban hành.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3 Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, quê hương, hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đổi mới. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành trên 550 nghị quyết (NQ), trong đó có những NQ đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1 Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ
Return to top