ClockThứ Ba, 25/12/2018 15:06

Trung ương lấy phiếu tín nhiệm 21 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Bộ Chính trị chủ trì việc lấy phiếu tín nhiệm và kết quả kiểm phiếu sẽ được báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào sáng mai (26/12).

Tổng Bí thư phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 khai mạc sáng nay (25/12) và sẽ diễn ra trong hai ngày. Ngay trong sáng nay, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trình bày tờ trình của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư. Trong chiều nay, Trung ương sẽ tiến hành hành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh này.

Hiện nay, tổng số Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư có 24 người. Tuy nhiên, Hội nghị lần này chỉ lấy phiếu tín nhiệm với 16 Ủy viên Bộ Chính trị và 5 thành viên Ban Bí thư.

Ba trường hợp không đủ điều kiện lấy phiếu gồm Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh do đang nghỉ chữa bệnh dài ngày và hai thành viên Ban Bí thư gồm ông Trần Cẩm Tú - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hai ông mới được bầu bổ sung vào Ban Bí thư ngày 9/5, chưa đủ thời gian công tác theo quy định.

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII

Đánh giá dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực

Theo Quy định 262 của Ban Chấp hành Trung ương thì việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp).

Nội dung lấy phiếu tín nhiệm tập trung vào phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực thực tiễn.

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống gồm có: Lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; việc chấp hành nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tinh thần trách nhiệm trong công việc; thái độ phục vụ nhân dân; chấp hành sự phân công của tổ chức; Việc chống tham nhũng, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; Uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân…

Còn năng lực thực tiễn thể hiện qua kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực được phân công; Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách.

Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách cũng cần phải thể hiện rõ bên cạnh khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc trong phạm vi phụ trách.

Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư thì Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị phiếu tín nhiệm. Phiếu tín nhiệm có danh sách Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; tiêu chí lấy tín nhiệm và có đóng dấu treo của Ban Chấp hành Trung ương; đề xuất thành phần nhân sự Ban Kiểm phiếu.

Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

Bộ Chính trị chủ trì việc lấy phiếu tín nhiệm; các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ghi phiếu, bỏ phiếu. Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và báo cáo kết quả với Ban Chấp hành Trung ương. Theo chương trình làm việc của Hội nghị Trung ương 9, kết quả kiểm phiếu được báo cáo vào sáng mai (26/12).

Bộ Chính trị có thêm thông tin để đánh giá, bố trí cán bộ

Điều 11 về sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm của Quyết định 262 nêu rõ, kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Những người có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch và xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp.

Còn những người có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nhằm thăm dò tín nhiệm, qua đó giúp các đồng chí được lấy phiếu tự nhìn nhận lại mình, để điều chỉnh, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đồng thời giúp Bộ Chính trị có thêm thông tin để đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương

Tại Công văn số 21-CV/BCĐ ngày 5/12/2024, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW yêu cầu các ban Đảng Trung ương chủ trì xây dựng đề án: Rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan, đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Rà soát các ban chỉ đạo do cơ quan, đơn vị là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024)…

Sắp xếp các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Tự hào và trách nhiệm

Khó có thể diễn tả hết cảm xúc của những người dân xứ Huế, những người yêu Huế khi Quốc hội bấm nút thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân ở thành phố Huế trực thuộc Trung ương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Tự hào và trách nhiệm
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top