ClockThứ Bảy, 23/09/2017 05:51

Vinh Hải: Xâm thực biển đe dọa gần 700 hộ dân

TTH - Tình trạng xâm thực ở khu vực bờ biển thuộc xã Vinh Hải (huyện Phú Lộc) diễn ra từ hàng chục năm nay và ngày một nghiêm trọng, nhất là sau cơn bão số 10 vừa qua.

Biển xâm thực đe dọa cuộc sống của 143 hộ dân Phong HảiĐẩy nhanh tiến độ kè chống xâm thực ở Phú ThuậnĐạt mục đích, yêu cầu đề raPhú Vang đối mặt với sạt lở bờ biển

Một điểm sạt lở nghiệm trọng do ảnh hưởng của cơn bão số 10 ở Vinh Hải

Vinh  Hải là xã bãi ngang có hơn 4 km bờ biển và thường xuyên hứng chịu thiên tai, bão lụt, nhất là nạn xâm thực bờ biển. Trong cơn bão số 10 vừa qua, nhiều đoạn kè giữ đất dọc bờ biển xã Vinh Hải bị sạt lở nghiêm trọng, có nguy cơ bị vỡ. Tại thôn 3 có nơi còn bị xói lở tạo thành cửa biển với chiều dài 5m. Sóng tràn qua đê bao vào đến Tỉnh lộ 21 để lại 100m3 cát vùi lấp tuyến đường, gây cản trở giao thông;  nhiều hộ dân buộc phải di chuyền thuyền cá vào sâu trong đất liền để tránh bị cuốn trôi.

Ngày 19/9 chúng tôi quay lại đây, tuy đã khắc phục được phần nào nhưng dấu tích tàn phá của cơn bão số 10 vẫn còn đó. Nhiều hàng quán ven biển bị tốc mái, một số diện tích rừng dương bị sóng cuốn đổ ngổn ngang, trơ cả gốc. Một số đoạn ở Tỉnh lộ 21 cát vẫn còn sót lại trên mặt đường hay chất thành lớp dày hàng chục cm bên lề. Diện tích đất canh tác nằm ngay cạnh Tỉnh lộ 21 cũng đang có nguy cơ bị vùi lấp.

Mở cửa biển dài 5m sau cơn bão số 10 ở Vinh Hải

Ông Lê Cư sống tại thôn 4 chia sẻ, người dân ở đây rất lo lắng trước tình trạng bờ biển bị sạt lở, khiến nhiều hộ dân không có chỗ đậu ghe. Còn ông Phan Ngọc Ánh (thôn 3) bày tỏ mong muốn được các cấp chính quyền quan tâm, giúp đỡ khắc phục tình trạng trên, để bà con có thể an tâm sản xuất.

Theo ông Nguyễn Hữu, quyền Chủ tịch UBND xã Vinh Hải , tình trạng xâm thực bờ biển tại địa phương đã xảy ra từ lâu và ngày càng một nghiêm trọng. Trong 15 năm trở lại đây, mỗi năm xã Vinh Hải bị biển xâm thực 5-10m sâu vào đất liền gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của gần 700 hộ dân tại đây. Năm 2014-2015, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí kè đê biển tạm thời với chiều dài 110m, nhưng đến cuối năm 2016, tình hình xâm thực ngày càng phức tạp, nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, đặc biệt ở thôn 4 sóng đánh mạnh làm trổ cửa biển dài 35m. Trước tình hình đó, xã đã xin hỗ trợ 3,5 tỷ đồng để xử lý 300m đê biển xung yếu. Sau cơn bão số 10 vừa qua, tình hình sạt lở càng trở nên nghiêm trọng hơn, kè bao cát ở nhiều đoạn có nguy cơ bị sóng đánh vỡ. Vinh Hải đã thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa như trồng dứa, phi lao và rừng phòng hộ nhưng chỉ mang tính chất phòng ngừa, tạm thời.

Đoạn đê kè được xây dựng từ những năm trước ở Vinh Hải

Trước tình bão lũ diễn ra ngày càng phức tạp, ông Hữu kiến nghị Trung ương, tỉnh, huyện tiếp tục quan tâm đầu tư, sớm hỗ trợ xây dựng kè kiên cố với chiều dài khoảng 3km để giúp người dân ổn định cuộc sống.

Huyện không đủ khả năng để khắc phục tình trạng xâm thực bờ biển, phải trông chờ vào nguồn kinh phí của Trung ương là điều mà ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc trao đổi với chúng tôi.

Trong cuộc làm việc giữa địa phương với Sở NN&PTNT ngày 18/9, giải pháp tạm thời được đưa ra là trồng cây giữ đất, chống xói mòn; về lâu dài, phải xây dựng hệ thống đê kè vì kết cấu đất cát đã bị yếu. Ông Nguyễn Đình Đức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, đối với xâm thực biển sẽ có nhiều giải pháp khác nhau. Riêng đối với bờ biển Vinh Hải đã xâm thực sâu vào ruộng của người dân nên giải pháp tối ưu và lâu dài chỉ có làm kè, tuy nhiên nếu triển khai sẽ thiếu vốn và phải đợi xin kinh phí hỗ trợ của Trung ương.

Ông Phan Thanh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi thông tin, sau khi kiểm tra thực tế Chi cục đã huy động người dân và chính quyền để thực hiện một số biện pháp tạm thời như trồng cây, đắp bao cát. Hiện chi cục đang lập dự án xây dựng đê kè, nếu thuận lợi năm 2018 sẽ bắt đầu triển khai.

Bài, ảnh: MINH NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình

Chiều 5/11, ông Dương Quang Hùng, Chủ tịch UBND xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc cho biết sóng lớn đã đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình, xã Lộc Bình (cửa biển Tư Hiền) chiều dài khoảng 100m, trong đó có đoạn khoảng 50m chiều dài lấn sâu vào đường dân sinh.

Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình
Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Trước tình hình mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu.

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

TIN MỚI

Return to top