ClockThứ Hai, 13/09/2021 07:59

Vừa chống bão, vừa phòng dịch

Cuối tuần qua, Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền Trung hứng chịu cơn bão số 5, mở đầu cho giai đoạn cao điểm mùa bão lụt năm 2021 với dự báo diễn biến thiên tai sẽ khắc nghiệt, khó lường do ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

Năm 2020, bão, lũ gây ra thiệt hại nặng nề cho tỉnh ta về người, của mà việc khắc phục vô cùng gian nan, tốn kém, đặc biệt là phục hồi sản xuất, tu bổ, khắc phục hư hại về hạ tầng giao thông, thủy lợi... Trong bão, lũ, công tác di dân cũng là vấn đề đặt ra, trong đó có phương án ứng phó trước tình huống bất ngờ như sạt lở đất, từng xảy ra trong cơn đại hồng thủy năm 1999 hay trong năm 2020 tại Thủy điện Rào Trăng.

Mùa bão, lũ năm nay, song song nỗi lo thiên tai, còn có nỗi lo lớn khác. Đó là công tác phòng, chống dịch trong bão, lũ - nhiệm vụ mới hết sức khó khăn - cảnh báo các tình huống khó lường trong phòng, chống dịch nếu không có giải pháp cụ thể, sâu sát, linh hoạt, đặc biệt là vai trò chủ động, sáng tạo tại chỗ từ cơ sở.

Trước cơn bão số 5 một tuần, Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương rà soát phương án ứng phó thiên tai, chủ động xây dựng phương án ứng phó đối với từng tình huống thiên tai cụ thể trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19, không để bị động, bất ngờ.

Là địa phương có địa hình đa dạng, nhiều nơi thuộc vùng ven biển, đầm phá, vùng núi...tại Thừa Thiên Huế, mưa, bão dễ kèm theo sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, ngập úng kéo dài vùng hạ lưu các hồ chứa thủy điện...Đặc biệt, đến ngày 10/9, toàn tỉnh có hàng trăm trường hợp F0, trên 8.500 trường hợp thuộc diện F1; F2 và có yếu tố dịch tễ liên quan đang được cách ly theo dõi y tế; toàn tỉnh có 7 khu vực giãn cách, cách ly theo chỉ thị 16 phòng, chống dịch... đặt ra bài toán khó về phương án phòng, chống dịch đảm bảo an toàn trong thiên tai.

Để đảm bảo vừa chống bão, vừa phòng dịch, các giải pháp được chú trọng là sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm “bốn tại chỗ”, trong đó chú trọng phát huy “tự quản tại chỗ”, đảm bảo an toàn các địa điểm sơ tán, khu cách ly.

Tỉnh yêu cầu Sở Y tế hướng dẫn các địa phương thực hiện đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 và sơ tán dân an toàn, đặc biệt là các địa phương đang áp dụng giãn cách, cách ly theo chỉ thị 15, chỉ thị 16; hướng dẫn các địa phương, đơn vị xây dựng phương án ứng phó thiên tai với các tình huống dịch bệnh; tổ chức dự trữ đầy đủ thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý môi trường, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cấp cứu...

Dù các phương án đã được xây dựng, chuẩn bị nhưng theo lãnh đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, việc vừa phòng, chống bão, lũ vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch về lâu dài đặt ra nhiều khó khăn. Đòi hỏi phương án vừa chống bão, lũ, vừa phòng dịch phải được chuẩn bị sớm, kỹ lưỡng, có tính dự phòng cao; cùng ý thức hợp tác, phối hợp chấp hành tốt của người dân; hạn chế tối đa lây nhiễm chéo trong quá trình di dân tránh bão.

Không chỉ đảm bảo an toàn cao nhất trong thiên tai, công tác kiểm tra, giám sát người dân về từ các nơi tránh trú bão, lũ cũng phải được đặt ra; tránh, hạn chế phát sinh các tình huống mới trong phòng, chống dịch bệnh do thiên tai, trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường

Học sinh các trường bắt đầu bước vào năm học mới, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Vì vậy, nâng cao nhận thức, phối hợp theo dõi, xử lý ca bệnh giữa trường học và y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng.

Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường
Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Ngày 29/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho hay, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hơn 500 ca sốt xuất huyết, trong đó 1 ca tử vong. Sốt xuất huyết (SXH) đã có ở các huyện, thị, thành phố, trong đó TP. Huế gần 340 ca bệnh, Quảng Điền hơn 50 ca, Hương Thủy gần 50 ca…

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm

Ngành nông nghiệp cùng với các địa phương, hộ chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống không để xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi gia súc, gia cầm (GSGC) theo tinh thần không chủ quan, lơ là sau lũ.

Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm
Phòng dịch khi lũ rút

Trong và sau mưa lũ, Sở Y tế tổ chức họp trực tuyến nắm bắt tình hình, đồng thời chú trọng phòng, chống dịch ở Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền... Tại các cơ sở y tế vùng thấp trũng, việc xử lý môi trường, truyền thông cho người dân được thực hiện ngay khi nước rút…

Phòng dịch khi lũ rút

TIN MỚI

Return to top