ClockThứ Tư, 15/06/2022 08:50

Xăng tăng, nỗi lo cũng tăng

Cảm giác đỡ được vài chục ngàn đồng khi đổ xăng trước 15h ngày 13/6 của tôi đã nhanh chóng qua đi. Cũng không biết mấy lần như thế này rồi. Chồng tôi thì bảo, tưởng mua bán tải chạy dầu cho đỡ, giờ “thất thế” quá!

Chiều hôm qua, dầu diesel đã tăng ở mức 2.630 đồng/lít. Xăng E5 RON 92 và  xăng RON 95 tăng 880 đồng và 800 đồng/lít theo thứ tự. Cụ thể ngày hôm qua, giá dầu diesel là 29.020 đồng/lít; xăng E5 RON 92 tối đa là 31.110 đồng/lít và xăng RON 95 là 32.370 đồng/lít.

Thực ra không chỉ trong mỗi người, mỗi gia đình mà chuyện xăng dầu tăng giá đã tác động đến tất cả các nền kinh tế. Chính quyền có nỗi lo của chính quyền, doanh nghiệp có nỗi lo của doanh nghiệp và người dân có nỗi lo của người dân. Mức biến động giá trên thị trường hầu như đều được điều chỉnh theo giá xăng. Dù đánh giá là chúng ta kiểm soát được lạm phát trong 5 tháng đầu năm 2022; CPI bình quân 5 tháng tăng 2,25% so với cùng kỳ năm 2021 do những nỗ lực triển khai nhiều giải pháp kịp thời, tích cực và hiệu quả từ phía Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, nhưng cũng cần phải nhận thấy là chúng ta đang đứng trước áp lực rất lớn do sự thiếu hụt các nguồn nguyên liệu quan trọng này. Tất cả các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế xã hội sẽ còn nhiều tác động khác nhau. Và điều này đang diễn ra hàng ngày, chứ không còn theo chu kỳ tăng giá xăng dầu như trước đây nữa.

Tại cuộc họp với các bộ, ngành về điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, vật tư xây dựng, cước phí vận tải, nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp, giá một số thiết bị vật tư, y tế, giáo dục…) diễn ra vào chiều 13/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhận định, công tác điều hành giá của Chính phủ từ nay đến cuối năm rất khó khăn. Do đó, các bộ, ngành theo chức năng quản lý và giám sát của mình phải tiếp tục theo dõi sát, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng tình hình để triển khai các giải pháp, cũng như tham mưu cho cấp có thẩm quyền để kiểm soát giá theo mục tiêu Quốc hội giao. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến thị trường, tăng cường công tác dự báo và phải dự báo sớm để có biện pháp điều hành linh hoạt, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng, đạt mục tiêu đề ra…

Chính phủ đang triển khai những giải pháp vĩ mô để tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, cũng như có các giải pháp để hạn chế thấp nhất có thể đối với cuộc sống người dân. Về phần mình, việc dè dặt các khoản chi tiêu, tiết giảm việc sử dụng các động cơ sử dụng nguyên liệu và tìm mọi cách để ổn định đời sống… là điều mà đa phần người dân đang loay hoay thực hiện.

Giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là điều mà Bộ Tài chính dự kiến đề xuất, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mặc dù thuế này đã giảm 50% từ đầu tháng 4 vừa qua cho đến hết năm. Dù sao, đấy cũng chỉ là những giải pháp tạm thời để đối phó với tình hình trước mắt, nhưng đó cũng là điều đang được chờ đợi từ phía người dân và doanh nghiệp.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗi lo khi điện tăng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Quyết định số 1046-QĐ/EVN, ngày 11/10/2024 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân (giá điện). Theo đó, giá bán lẻ điện là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), tương đương mức tăng 4,8% bắt đầu từ 11/10/2024.

Nỗi lo khi điện tăng giá
Phú Lộc: Thiếu giáo viên & nỗi lo chất lượng

Toàn huyện Phú Lộc đang thiếu gần 100 giáo viên và nhân viên. Đây là một rào cản rất lớn khiến các trường học khó đảm bảo tỷ lệ dạy học 2 buổi/ngày và nỗi lo ảnh hưởng chất lượng dạy học năm học 2024 - 2025.

Phú Lộc Thiếu giáo viên  nỗi lo chất lượng
Cảng cá mới và nỗi lo luồng lạch

Cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão đã hoàn thành, đưa vào sử dụng là niềm vui lớn đối với ngư dân. Tuy nhiên, vẫn còn những nỗi lo về luồng lạch cạn, gây trở ngại trong quá trình di chuyển tàu thuyền vào khu neo đậu.

Cảng cá mới và nỗi lo luồng lạch
Return to top