ClockThứ Năm, 25/07/2024 10:47

Cảng cá mới và nỗi lo luồng lạch

TTH - Cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão đã hoàn thành, đưa vào sử dụng là niềm vui lớn đối với ngư dân. Tuy nhiên, vẫn còn những nỗi lo về luồng lạch cạn, gây trở ngại trong quá trình di chuyển tàu thuyền vào khu neo đậu.

Vững bến neoSớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt độngNâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Tàu thuyền neo đậu ở Cảng cá Thuận An mới 

Sau chuyến biển xa bờ trở về, ngư dân Bùi Văn Lối ở phường Thuận An (TP. Huế) di chuyển tàu vào cảng cá mới để chuyển cá lên bờ. Được hoạt động, neo đậu tại cảng biển mới quy mô lớn, chất lượng và mỹ quan đảm bảo là niềm vui lớn đối với ông Lối và nhiều ngư dân. Nhưng điều mà ông Lối băn khoăn là luồng lạch còn quá cạn gây khó khăn, trở ngại cho tàu công suất lớn di chuyển vào cảng neo đậu. Phải mất khá nhiều thời gian thăm dò luồng lạch, tàu ông Lối mới vào được cảng neo đậu, nhưng nguy cơ hư hỏng chân vịt, thiết bị máy móc rất cao vì luồng lạch quá cạn.

Mới đây, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trên vùng biển, buộc tất cả các tàu thuyền phải di chuyển về bờ neo đậu, trú tránh và gặp nhiều khó khăn khi vào cảng biển mới. Nhiều tàu công suất lớn không thể vào được, phải di chuyển vào các âu thuyền cũ Phú Thuận, Phú Hải để neo đậu.

Và mùa mưa bão cũng đang đến gần, các tàu thuyền, nhất là tàu công suất lớn, tàu vỏ thép rất cần nơi trú tránh bão an toàn cũng như mỗi khi di chuyển ra vào cảng. Ông Bùi Văn Lối kiến nghị, chủ đầu tư, các ban ngành chức năng cần có biện pháp, khẩn trương nạo vét luồng lạch đảm bảo độ sâu, tạo thuận lợi tốt nhất cho tàu thuyền ra vào cảng neo đậu, trú tránh an toàn.

Nếu không được nạo vét luồng lạch kịp thời thì các tàu công suất lớn như tàu ông Lối không còn cách nào khác phải di chuyển đến vùng Quy Lai, xã Phú Thanh (TP. Huế) neo đậu. Việc di chuyển tàu đi nơi khác sẽ tốn thời gian, công sức của ngư dân và hao tốn chi phí nhiên liệu trong quá trình di chuyển. Việc neo đậu tàu thuyền ở khu vực Quy Lai cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vì nguy cơ mất an toàn rất cao trong mùa mưa bão.

Để cảng biển mới phát huy công năng và hiệu quả, lãnh đạo phường Thuận An cũng đã kiến nghị các cấp, ngành quan tâm bố trí kinh phí để tổ chức nạo vét luồng lạch đảm bảo cho tàu thuyền hoạt động, di chuyển ra vào cảng một cách thuận lợi. Từ đó, ngư dân mới có thể yên tâm vươn khơi bám biển và neo đậu trú tránh an toàn trong mùa mưa bão.

Ông Hà Văn Việt, Phó Trưởng phòng Quản lý và Xây dựng công trình - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, theo dự án xây dựng công trình cảng biển mới, chủ đầu tư, các đơn vị thi công đã nạo vét luồng lạch cho tàu ra vào cảng có chiều dài khoảng 740m tính từ mép luồng hàng hải đến bến cập tàu, chiều rộng nạo vét khoảng 40m, cao độ nạo vét -3,4m. Tại khu neo đậu được nạo vét đạt cao trình đáy -2,60m. Tuy nhiên, trước phản ánh thực tế của ngư dân, chủ đầu tư sẽ tổ chức kiểm tra, khảo sát và có biện pháp xử lý, nạo vét kịp thời, đảm bảo cho tàu thuyền di chuyển ra vào cảng một cách thuận lợi.

Hiện nay, Ban Quản lý Cảng cá Thừa Thiên Huế đang tiến hành làm các thủ tục mở cảng đón tàu cá ra vào để cung cấp hàng hóa sau khi có quyết định mở cảng theo quy định. Tuy nhiên, hiện nay các tàu cá vẫn ra vào cảng neo đậu trong những ngày bình thường và khi có mưa bão.

Dự án Cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 16/01/2020 với tổng mức đầu tư xây dựng 220 tỷ đồng. Công trình khởi công xây dựng từ giữa cuối năm 2020 và hoàn thành đưa vào sử dụng cuối tháng 12/2023.

Cảng mới hoàn thành đảm bảo quy mô cho tàu cập bến và xuất bến đạt công suất tối thiểu 20 ngàn tấn/năm, đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật theo quy định của EU. Cảng cá có quy mô lớn này còn đáp ứng nhu cầu neo đậu và tránh trú bão cho 500 tàu thuyền các loại có chiều dài từ 6m trở lên.

Theo quy mô đầu tư của công trình Cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão, chủ đầu tư và các đơn vị thi công đã xây dựng hoàn thành bến cập tàu với chiều dài khoảng 370m; xây dựng nhà phân loại cá với diện tích mặt bằng khoảng 4.000m2; xây dựng đê chắn sóng phía tây chiều dài khoảng 526m và hệ thống trụ neo, phao neo; nạo vét khu neo đậu khoảng 11,5ha; nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ khu vực cảng cũ vào khu vực cảng mới dài khoảng 660m và đường giao thông nội bộ dài 676m; xây dựng trạm xử lý nước thải có công suất khoảng 300m3/ngày đêm; hệ thống cung cấp nước ngọt; trạm biến áp có công suất khoảng 630KVA, đường dây trung thế dài khoảng 1.000m và hệ thống điện hạ thế cấp cho các khu chức năng...


Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗi lo khi điện tăng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Quyết định số 1046-QĐ/EVN, ngày 11/10/2024 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân (giá điện). Theo đó, giá bán lẻ điện là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), tương đương mức tăng 4,8% bắt đầu từ 11/10/2024.

Nỗi lo khi điện tăng giá
Phú Lộc: Thiếu giáo viên & nỗi lo chất lượng

Toàn huyện Phú Lộc đang thiếu gần 100 giáo viên và nhân viên. Đây là một rào cản rất lớn khiến các trường học khó đảm bảo tỷ lệ dạy học 2 buổi/ngày và nỗi lo ảnh hưởng chất lượng dạy học năm học 2024 - 2025.

Phú Lộc Thiếu giáo viên  nỗi lo chất lượng
Thông tin doanh nghiệp:
Nhờ Hộ Tạng Đường - Đường huyết ổn định, không còn nỗi lo biến chứng

“Từ ngày uống Hộ Tạng Đường tôi hết hẳn tiểu đêm, ngứa da, giờ ngủ một giấc đến sáng luôn. Bệnh tình cải thiện, biến chứng tiểu đường hết hẳn tôi và cả gia đình phấn khởi lắm. Tư tưởng thoải mái hơn nhiều không còn phải lăn tăn nữa”. Đó là chia sẻ của chú Dương Đức Sáu (74 tuổi, Tân Nguyên - Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc).

Nhờ Hộ Tạng Đường - Đường huyết ổn định, không còn nỗi lo biến chứng
Mỗi người dân là một đại sứ du lịch

Huế luôn nỗ lực xây dựng và khẳng định là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn. Thế nhưng, thi thoảng vẫn còn những "con sâu" làm rầu "nồi canh", đặc biệt khi vụ việc được đẩy đi xa trên môi trường mạng.

Mỗi người dân là một đại sứ du lịch
Nỗi lo vũ khí, vật liệu nổ và pháo

Cận kề Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình trạng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo nổ là vấn đề đáng quan tâm.

Nỗi lo vũ khí, vật liệu nổ và pháo

TIN MỚI

Return to top