ClockThứ Năm, 19/11/2020 18:58

Xây dựng môi trường nuôi dạy hạnh phúc cho trẻ yếu thế

TTH.VN - Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, chiều 19/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ có buổi gặp mặt, tri ân hơn 200 người làm công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ em khuyết tật, mồ côi, hoàn cảnh khó khăn tại các cơ sở giáo dục, cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập.

Vinh danh những người thầy trong phong trào "Đổi mới, sáng tạo dạy và học"Thăm các trường học trên địa bàn thành phố nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11Hãy dạy con trẻ thành người trước khi thành tàiPhấn đấu sớm phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc giaNgành giáo dục xin… không nhận hoa, quà dịp 20/11Cô gái Huế làm trọng tài giải vô địch quốc gia

Tình thương yêu vô bờ bến

Ông Phạm Văn Tú, Giám đốc Trung tâm bảo trợ người khuyết tật Tịnh Trúc Gia chia sẻ, đội ngũ làm công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ em khuyết tật, mồ côi, hoàn cảnh khó khăn rất xúc động khi nhận được giấy mời của Chủ tịch UBND tỉnh gặp mặt, tri ân. Buổi gặp mặt là cơ hội để những người làm công tác xã hội có những đề xuất và thêm động lực trong công tác. Tịnh Trúc Gia đã và đang xây dựng Trường học hạnh phúc- mang các bài học về giáo dục cảm xúc- xã hội đến 9 trường công lập tại Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh trò chuyện thân mật với các nữ tu về công tác chăm sóc trẻ em khuyết tật 

“Khi mới vào nghề chúng tôi nghĩ rằng mình làm việc để giúp đỡ các em. Nhưng càng về sau, chúng tôi càng nhận ra chính các em cũng là những người thầy của mình. Các em đã dạy cho chúng tôi những bài học vô giá về khả năng khác biệt, về khả năng nhìn thấy những tiềm năng tốt đẹp ở bất cứ ai. Về việc xây dựng một cộng đồng cùng chung sống trong sự thấu hiểu và yêu thương. Nhờ các em mà tình yêu nghề và tình yêu cuộc sống của chúng tôi luôn được bồi đắp và nhân sinh quan trở nên sâu sắc và rộng mở hơn”-  ông Phạm Văn Tú nhấn mạnh.

Bà Văn Thị Cháu- bảo mẫu ở Làng SOS chia sẻ, công việc của chúng tôi không phải người phụ nữ nào cũng làm được. Chúng tôi không chỉ đơn thuần là một nhân viên mà là người bảo trợ, người đỡ đầu, thậm chí còn đóng vai trò là cha, là mẹ khi cần thiết. Mặc dầu gặp phải muôn vàn khó khăn khi trái gió trở trời, nhiều đêm thức trắng chăm sóc khi các em đau sốt, nhưng với tấm lòng của mình, với tình thương yêu vô bờ bến, chúng tôi nuôi dạy các em về kiến thức, kỹ năng sống để hoàn thiện bản thân, sớm tái hòa nhập cộng đồng.

Tại buổi gặp mặt, nhiều câu chuyện, những kỷ niệm, những “tai nạn nghề nghiệp” được những bảo mẫu chia sẻ và nhận được sự cảm thông từ đồng nghiệp. Cô Bùi Thị Minh Tâm, giáo viên dạy âm nhạc lớp khuyết tật tại Trướng tiểu học số 1 phường An Đông (TP. Huế) sau nhiều năm tiếp xúc với trẻ khuyết tật đúc rút kinh nghiệm, đến với các em không cần nhiều kỹ năng, kỹ thuật giảng dạy mà chỉ cần đến với các em bằng tình thương và tấm lòng. Còn một giáo viên dạy thể dục có nhiều năm tiếp xúc với trẻ khuyết tật cho biết, rất cần sự phối hợp, chia sẻ trong việc can thiệp sớm từ các bậc phụ huynh nhằm giúp các cháu sớm tiến bộ…

Tri ân những người làm “nghề đặc biệt”

Các bảo mẫu chụp ảnh lưu niệm với Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ 

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ gửi đến những người có mặt lời tri ân sâu sắc, chúc vui tươi, tràn đầy nghị lực để tiếp tục công việc cao cả đã chọn. Khẳng định những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội cùng các tầng lớp nhân dân đã thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, quan tâm đến các chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục. Các chính sách đó đã góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội về trẻ em khuyết tật, mồ côi, hoàn cảnh khó khăn; các đối tượng này ngày càng có được môi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi để hòa nhập cộng đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, những người có mặt tại đây là những người có một nghề hết sức đặc biệt, những “nhà giáo nhân dân” đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho trẻ em khó khăn, những người yếu thế. Đây là những người có có đôi bàn tay, tấm lòng, trái tim nhân hậu, tuy không bà con thân thuộc nhưng hằng ngày, hằng đêm không biết mệt mõi để gần gũi, cận kề, dìu dắt, dạy dỗ các em như ông, bà, cha, mẹ, anh chị em ruột thịt. Nếu không có tấm lòng vị tha, thương con thì khó lòng trụ nổi. Đây là những người có nhiều đóng góp thầm lặng, cùng chung tay với xã hội chăm sóc, nuôi dạy trẻ em khuyết tật, mồ côi, hoàn cảnh khó khăn, để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Trước các đề xuất của các trung tâm bảo trợ xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, sắp tới UBND tỉnh sẽ hỗ trợ mở các lớp tập huấn, huấn luyện về kỹ năng xã hội cho đội ngũ làm công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ em khuyết tật, mồ côi, hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức khám sàng lọc cho trẻ yếu thế. Thành lập mạng lưới giữa phối hợp giữa các trung tâm. Xây dựng mô hình nhằm chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời, khẳng định nhà nước sẽ tăng cường hỗ trợ, không phân biệt công lập hay dân lập để nâng cao vai trò của các các cơ sở giáo dục, cơ sở bảo trợ xã hội.

Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đặng Hữu Phúc, trên địa bàn tỉnh có 23 cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội. Tổng số cán bộ, nhân viên tại là 359 người (257 nữ), đang làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy học cho 1.495 đối tượng, trong đó có 387 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi; 946 đối tượng khuyết tật...

Bài ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

TIN MỚI

Return to top