ClockThứ Bảy, 24/08/2019 06:45
XẾP HẠNG CHỈ SỐ ICT INDEX NĂM 2019:

Thừa Thiên Huế ở top minh bạch nhất

TTH - Về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam năm 2018 (VN INDEX 2018) vừa được Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Hội Tin học Việt Nam công bố, Thừa Thiên Huế đứng ở thứ hàng rất cao so với các tỉnh thành trong cả nước.

Thừa Thiên Huế vươn lên vị trí thứ 2 Bảng xếp hạng chỉ số ICT Index năm 2019

Chỉ số ICT Index được cải thiện góp phần thu hút đầu tư (Trong ảnh: Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn, Lăng Cô, một dự án đầu tư ven biển ở Phú Lộc). Ảnh: M.TUỆ

Nhìn vào bảng xếp hạng, các lĩnh vực thành phần đều có những cải thiện đáng kể so với những năm trước, đặc biệt là so với năm cận kề, 2017. Các lĩnh vực thành phần được điều tra để xếp hạng đó là: Hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT và dịch vụ công trực tuyến. Trong hạ tầng kỹ thuật được chia ra nhiều lĩnh vực nhỏ hơn đó là: Hạ tầng kỹ thuật xã hội… Tất cả các chỉ số (tạm gọi là chỉ số thành phần), Thừa Thiên Huế nếu không đạt thứ hạng rất cao thì cũng có những cải thiện đáng kể. Ví dụ như chỉ số hạ tầng kỹ thuật xã hội, năm 2017 đứng ở thứ hạng 21 thì năm 2018 vọt lên thứ 12. Hạ tầng nhân lực năm 2017 đứng thứ 28 thì năm 2018 đứng thứ 17. Tổng hợp chung hạ tầng kỹ thuật, Thừa Thiên Huế đứng thứ 12.

Đáng chú ý nhất là, chỉ số dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) và chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin (ƯDCNTT), Thừa Thiên Huế có bước phát triển vững chắc. Chỉ số DVCTT năm 2016 đứng thứ 6, bước sang năm 2017 vọt lên đứng thứ 2 và năm 2018 đứng đầu bảng. Chỉ số ƯDCNTT tương ứng 3 năm nêu trên là 7: 7: 2.

Sản xuất men frit tại Khu công nghiệp Phong Điền. Ảnh: THANH HƯƠNG

Trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số và internet, việc sẵn sàng ứng dụng CNTT một mặt cho thấy tính hiệu quả của công việc; đồng thời cũng cho thấy sự minh bạch ngày càng được mở rộng. Sự minh bạch bao giờ cũng là một yêu cầu quan trọng cho sự phát triển và một xã hội văn minh. Cải cách thủ tục hành chính, nếu không minh bạch, cán bộ thực thi có thể “tù mù” được, chứ khi minh bạch, sự tù mù sẽ biến mất: thủ tục gồm những gì; các bước tiến hành, thời gian thực hiện ra sao, chi phí như thế nào. Điều hành ngân sách cũng vậy. Minh bạch sẽ làm cho mọi thứ rõ ràng hơn, dễ giám sát hơn và nhờ vậy cũng ít thất thoát (nếu có) hơn…

Cũng cần nên nói thêm rằng, minh bạch, trong thời đại hiện nay vừa là một đòi hỏi tự thân của các cơ quan quản lý nhà nước nhưng nó cũng được thúc đẩy bởi đòi hỏi của yêu cầu xã hội. Trình độ nhận thức của người dân được nâng lên cao; có nhiều diễn đàn hơn để họ bộc lộ chính kiến về các vấn đề; chúng ta đã hội nhập sâu rộng, bên ngoài đã có một trình độ cao về sự minh bạch thì chúng ta không thể tù mù được…

Thừa Thiên Huế đã rất sẵn sàng đón nhận xu thế minh bạch và hiệu quả.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phối hợp tốt hơn trong công tác cải cách thủ tục hành chính

Ngày 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Phiên họp thứ 5 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ. Phiên họp được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ đến điểm cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước.

Phối hợp tốt hơn trong công tác cải cách thủ tục hành chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cải cách hành chính theo tinh thần '5 đẩy mạnh'

Kết luận phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) vào sáng 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện “5 đẩy mạnh”, với tinh thần “đã bàn, đã thông thì phải thực hiện”, góp phần khơi thông nguồn lực, giảm chi phí tuân thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Cải cách hành chính theo tinh thần 5 đẩy mạnh
Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến

Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn tỉnh năm 2023 đạt 47,3%, tăng 22,3% so với năm 2022 và 28,3% so với năm 2021. DVCTT đang chuyển dần từ cán bộ hướng dẫn làm thay sang công dân tự làm.

Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến
Return to top