ClockThứ Tư, 16/09/2020 07:15

Thúc đẩy bình đẳng giới

TTH - Khi nhận thức của hệ thống chính trị, xã hội, gia đình và bản thân người phụ nữ về vai trò, vị trí của phụ nữ và công tác phụ nữ được nâng lên thì vị thế của họ ngày càng có cơ hội được khẳng định.

WEF: Có thể mất đến hơn 99 năm để đạt được bình đẳng giớiĐưa bình đẳng giới vào hương ước, quy ước

Tạo sự tín nhiệm, tín cử của cán bộ nữ trong bầu cử các chức danh góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ

Còn chênh lệch về giới trong các vị trí

Là cơ quan thường trực Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) của tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) trong thời gian qua đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về thúc đẩy bình đẳng giới (BĐG), nâng cao vị thế, sự tiến bộ của phụ nữ, tăng cường phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo, quản lý và cơ quan dân cử cho nhiều thành viên Ban VSTBCPN cấp tỉnh, cấp huyện và lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác BĐG cấp huyện, xã trên địa bàn. Một số mô hình thí điểm liên quan đến dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về BĐG, vai trò nữ giới đã được triển khai ở một số địa phương miền núi, vùng ven biển, đầm phá.

Theo đánh giá của Sở LĐTB&XH, đội ngũ cán bộ nữ trên địa bàn đang phát triển về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ nữ tham gia vào các vị trí chủ chốt, trọng trách trong lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội trong những năm gần đây tăng lên. Kết quả này là nhờ các cấp, các ngành, địa phương ngày càng nhận thức được vai trò, ý nghĩa của công tác BĐG và VSTBCPN đối với sự phát triển của địa phương, đã quan tâm chính sách, quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ. Tuy vậy, tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý vẫn còn thấp so với quy định của Trung ương, chưa tương xứng với tiềm năng của lực lượng nữ trong tỉnh.

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2015-2020 ở cấp tỉnh chiếm 17,4%, cấp huyện 16,04%, cấp xã 20,67%. Tỷ lệ nữ tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 ở cấp tỉnh chiếm 13,2%, cấp huyện 23,45%, cấp xã 23,4%. Riêng nữ tham gia đại biểu Quốc hội và lãnh đạo chủ chốt tại UBND cấp tỉnh đều "trắng" tỷ lệ.

Nhiều ý kiến phân tích, do những đặc điểm tâm sinh lý về giới, nên tự bản thân phụ nữ gặp những bất lợi hơn so với nam giới. Chẳng hạn như ít người thích tham gia các lớp đào tạo dài ngày và xa nhà. Một số cán bộ nữ còn an phận, chưa thực sự có ý chí cầu tiến, vươn lên, nên gây khó khăn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ nữ.

Bên cạnh đó, tại một số cấp ủy Đảng, người đứng đầu đơn vị chưa đặt công tác phụ nữ ngang tầm với vai trò, vị trí và yêu cầu trong thời kỳ mới, chưa đưa công tác quy hoạch cán bộ nữ thành chiến lược lâu dài, nên tỷ lệ nữ tham gia vào lĩnh vực chính trị còn thấp. Tất nhiên, một phần còn có lý do chủ quan về trình độ, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Một số cán bộ trẻ được chuẩn hoá nhưng ít kinh nghiệm, uy tín chưa cao.

Nâng cao vị thế của phụ nữ

Từ khi Luật BĐG được thực thi đã góp phần quan trọng thúc đẩy BĐG trong các lĩnh vực, nâng cao vị thế và phát huy vai trò của phụ nữ, nhất là sự tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực chính trị. Nhiều đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ của đơn vị mình. Trong đó đề ra các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, có ưu tiên đối với cán bộ công, viên chức nữ và có những hình thức học tập phù hợp để phụ nữ tham gia. Cùng với đó là tăng cường thực hiện quyền bình đẳng đối với phụ nữ trong chăm sóc sức khỏe để đảm bảo vừa thực hiện tốt chức năng sinh con, nuôi dạy con, đồng thời tham gia tích cực, thuận lợi công tác chính trị, xã hội.

Để thúc đẩy BĐG và làm tốt công tác phụ nữ trong tình hình mới, nhiều ý kiến đề xuất cần căn cứ vào tiêu chuẩn, hiệu quả công việc khi đánh giá, quy hoạch, sử dụng cán bộ nữ và xem xét về khả năng và triển vọng của chị em. Cùng với việc tin tưởng giao nhiệm vụ, động viên kịp thời, cần chú trọng công tác giáo dục về giới cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ nữ nói riêng để chị em có ý thức phấn đấu, tham gia tích cực, bình đẳng vào các công việc chung.

Chuyển biến tích cực ban đầu trong thực hiện công tác này là tỷ lệ nữ quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 ở các cấp đều tăng từ 3,5- 8% so với nhiệm kỳ trước. Trong đó, tỷ lệ nữ quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ tới ở cấp tỉnh chiếm 21,55%, cấp huyện 19,58% và cấp xã 28,34%.

Tín nhiệm này sẽ củng cố sự tự tin, ý thức tự vươn lên của phụ nữ, đáp ứng yêu cầu quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ nữ, góp phần nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, đại biểu Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng

Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ có khi vẫn chưa nhận ra được mình đang hoặc đã từng bị bạo lực giới, dù ở mức độ ít hay nhiều, nặng hay nhẹ. Một khi nhận diện được vấn đề này, phụ nữ hay trẻ em gái mới có thể phát huy và thúc đẩy bình đẳng trong cuộc sống.

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng
Return to top