ClockThứ Ba, 12/12/2023 10:04

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Ngày 12/12, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân.
 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN

Tham gia Đoàn có: Giáo sư Bành Lệ Viên, Phu nhân đồng chí Tập Cận Bình; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Thái Kỳ, Chánh Văn phòng Trung ương; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu; Chủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương Giang Kim Quyền; Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trình San Khiết; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Vương Văn Đào; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây Lưu Ninh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba; bà Tần Tinh, Phu nhân Đại sứ Hùng Ba; Cục trưởng Cục Hợp tác phát triển Quốc tế La Chiếu Huy; Thiếu tướng Lý Bân, Chủ nhiệm Văn phòng Hợp tác Quân sự quốc tế Trung ương; Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nông Dung.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sinh năm 1953, quê quán: Phú Bình, Thiểm Tây, Trung Quốc; gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 1/1974; trình độ: Nghiên cứu sinh chuyên ngành giáo dục lý luận và tư tưởng chính trị Chủ nghĩa Mác, Học viện Xã hội Nhân văn, Đại học Thanh Hoa; Kỹ sư hóa học; Tiến sỹ Luật.

Hiện nay đồng chí là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Nhà nước.

Đồng chí Tập Cận Bình là Ủy viên dự khuyết Trung ương khóa 15; Ủy viên Trung ương các khóa 16, 17, 18, 19 và 20; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị các khóa 17, 18, 19 và 20.

Từ năm 1969 đến năm 1975, đồng chí là thanh niên trí thức, Bí thư Chi bộ tại Đại đội Lương Gia Hà, Công xã Văn An Dịch, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây; học chuyên ngành Hóa hữu cơ tổng hợp, khoa Hóa, Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh từ năm 1975 đến năm 1979.

Từ năm 1979 đến năm 1982, đồng chí là Thư ký Văn phòng Quốc vụ viện, Văn phòng Quân ủy Trung ương; từ năm 1982 đến năm 1983, là Phó Bí thư Huyện ủy Chính Định, tỉnh Hà Bắc; là Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, kiêm Chính ủy thứ nhất, Bí thư thứ nhất Đảng ủy Ban Vũ trang, huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc từ năm 1983 đến năm 1985.

Từ năm 1985 đến năm 1988, đồng chí là Thường vụ Thành ủy, Phó Thị trưởng (Phó Chủ tịch UBND) thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến; là Bí thư Địa ủy Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy Phân quân khu Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến từ năm 1988 đến năm 1990; là Bí thư Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Nhân đại (Chủ tịch HĐND) thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng uỷ Phân quân khu Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến từ năm 1990 đến năm 1993.

Từ năm 1993 đến năm 1995, đồng chí Tập Cận Bình là Thường vụ Tỉnh ủy Phúc Kiến; Bí thư Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Nhân đại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy Phân quân khu Phúc Châu.

Từ năm 1995 đến năm 1996, đồng chí là Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến; Bí thư Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Nhân đại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy Phân quân khu Phúc Châu.

Từ năm 1996 đến năm 1999, đồng chí Tập Cận Bình là Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến; Phó Bí thư Tỉnh ủy, quyền Tỉnh trưởng (Chủ tịch UBND) tỉnh Phúc Kiến; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Động viên quốc phòng Quân khu Nam Kinh kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Động viên quốc phòng tỉnh Phúc Kiến từ năm 1999 đến năm 2000.   

Từ năm 2000 đến năm 2002, đồng chí Tập Cận Bình là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Động viên quốc phòng Quân khu Nam Kinh kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Động viên quốc phòng tỉnh Phúc Kiến. (Từ năm 1998 đến năm 2002 học nghiên cứu sinh tại chức chuyên ngành Lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin và Giáo dục tư tưởng chính trị tại Học viện Xã hội nhân văn, Đại học Thanh Hoa và giành được học vị Tiến sỹ Luật).

Năm 2002, đồng chí là Phó Bí thư Tỉnh ủy, quyền Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban động viên quốc phòng tỉnh Chiết Giang và từ năm 2002 đến năm 2003, là Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân khu tỉnh Chiết Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Động viên quốc phòng Quân khu Nam Kinh, Chủ nhiệm Ủy ban Động viên quốc phòng tỉnh Chiết Giang.

Từ năm 2003 đến năm 2007, đồng chí là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Nhân đại tỉnh Chiết Giang, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân khu tỉnh Chiết Giang.

Năm 2007, đồng chí là Bí thư Thành ủy thành phố Thượng Hải, kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy Khu Cảnh bị thành phố Thượng Hải; từ năm 2007 đến 2008, là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương.

Từ năm 2008 đến năm 2010, đồng chí là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.

Từ năm 2010 đến năm 2012, đồng chí Tập Cận Bình là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Ủy ban Quân sự Nhà nước); Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.

Từ năm 2012 đến năm 2013, đồng chí là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương.

Từ năm 2013 đến nay, đồng chí Tập Cận Bình là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương (khóa 18 từ 2012-2017, khóa 19 từ 2017-2022, khóa 20 từ 2022-2027).

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Đại hội đồng AIPA-45

Sáng 19/10, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong việc tăng cường kết nối và tăng trưởng toàn diện của ASEAN" chính thức khai mạc với sự tham dự của đoàn đại biểu các Nghị viện/Quốc hội thành viên, quan sát viên và đối tác phát triển của AIPA. Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có thông điệp gửi Đại hội đồng AIPA-45. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn thông điệp.

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Đại hội đồng AIPA-45
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top