ClockThứ Hai, 05/11/2018 09:48

Tranh thủ sức dân

TTH - Nhờ thông suốt đường lối, chủ trương, người dân các thôn ở A Lưới đã tự bàn bạc thực hiện những phần việc của thôn một cách tự chủ, không trông chờ, ỷ lại vào nhà nước.

Người “gánh hai vai” được dân tin, dân quýPhát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện quy chế dân chủNghe theo già làng Lưng

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đang phát triển mạnh ở các xã vùng cao A Lưới

Nhiều cách làm

Là xã thứ 3 của huyện miền núi A Lưới “cán đích” NTM với chất lượng các tiêu chí đạt cao, Phú Vinh đang tạo tiền đề hướng đến xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào năm 2022. Trong quá trình thực hiện, Đảng ủy xã lãnh, chỉ đạo làm tốt công tác vận động người dân tham gia thực hiện các tiêu chí cụ thể, phù hợp. Các chi bộ thôn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thông qua các cuộc họp thôn; đồng thời đến từng nhà phổ biến để mỗi người dân nhận thức đúng, nắm rõ về nội dung của chương trình. Cụ thể như việc xây dựng đường giao thông nông thôn, đầu tư phát triển sản xuất, vệ sinh môi trường, làm đường ngõ, hàng rào…, tất cả được thực hiện theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Nhờ thông suốt đường lối, chủ trương, người dân ở các thôn đã tự bàn bạc thực hiện những phần việc của thôn một cách tự chủ, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Theo bà Nguyễn Thị Thúy, Bí thư Đảng ủy xã Phú Vinh, cộng đồng dân cư đóng vai trò là chủ thể hết sức quan trọng trong xây dựng NTM. Do đó, Ban Thường vụ Đảng ủy xã đã chỉ đạo khối dân vận, các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị từ xã đến thôn đổi mới công tác dân vận, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức rõ về lợi ích và hiệu quả mà chương trình mang lại, thấy được vai trò, trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình, xóa bỏ được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước. Từ đó, mỗi người dân đã chủ động tích cực đồng hành với Nhà nước hoàn thành các tiêu chí, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Trong 5 năm (2013-2018) toàn xã đã huy động từ nguồn ngân sách và nguồn Nhân dân đóng góp được gần 10 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất; trong đó, Nhân dân đóng góp ngày công, kinh phí và tài sản trên đất tổng cộng gần 5 tỷ đồng và hiến hàng ngàn m2 đất làm đường giao thông, nội đồng…

Phát huy tốt vai trò của người dân trong tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, xã A Ngo - địa phương còn nhiều khó khăn cũng đã huy động được sức dân tham gia chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã. Anh Hồ Văn Lịch ở thôn Diên Mai, xã A Ngo cho hay, từ khi có chủ trương của xã về hỗ trợ và vận động phát triển sản xuất, du nhập các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, được tạo điều kiện về mặt bằng và sẵn có tay nghề mộc, anh mạnh dạn vay vốn mở cơ sở mộc mỹ nghệ để chuyển hướng làm ăn. Ban đầu chỉ làm nhỏ lẻ, dần dần được các ban, ngành hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu tìm đầu ra cho sản phẩm, nên cơ sở làm ăn ngày càng khá hơn. Đến nay, cơ sở đạt doanh thu trên 200 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 5 lao động với thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Chủ tịch UBND xã A Ngo Nguyễn Đức phấn khởi: “Cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo công tác dân vận phát triển các ngành nghề, lĩnh vực dịch vụ, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch kinh tế ở địa phương. Hiện tại, tỷ lệ hộ gia đình ở A Ngo tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ chiếm hơn 30%. Đây là cơ sở góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động, từng bước giảm nghèo bền vững”.

Tạo được sự đồng thuận

Theo Bí thư Huyện ủy A Lưới Nguyễn Thị Sửu, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Huyện ủy A Lưới là lãnh đạo khối Dân vận, Mặt trận huyện cùng các tổ chức thành viên chủ động phối hợp với các ban, ngành đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào. Cấp ủy các cấp từ huyện đến cơ sở cũng đã phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số, thu hút ngày càng nhiều già làng, trưởng bản tham gia vào các hoạt động vận động quần chúng, tạo ra những chuyển biến mới ở cơ sở.

Dù đời sống kinh tế còn hạn chế, nhưng người dân ý thức trong đóng góp sức người, sức của xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp. Nhiều gia đình ở các xã: Phú Vinh, Sơn Thủy, A Ngo, Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Thái, Hồng Quảng, Hồng Kim, Hương Lâm, Bắc Sơn... đã hiến hàng chục ngàn m2 đất, hỗ trợ kinh phí để xây trường học, mở rộng đường giao thông; mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng phát triển sản xuất. Mỗi nơi có cách dân vận khác nhau, nhưng điểm chung của các địa phương là công khai, dân chủ trong quá trình vận động; tinh thần tiên phong, gương mẫu của các cán bộ, đảng viên; sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp chính quyền nên đã tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân...

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những con đường từ sức dân

Từ năm 2020 đến nay, người dân TX. Hương Trà đã hiến hơn 150 ngàn m2 đất để mở rộng gần 120km đường giao thông, ngõ xóm. Những con đường được xây dựng bằng sức dân đã và đang phát huy hiệu trong góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cộng đồng.

Những con đường từ sức dân
“Lấy sức dân để lo cho dân”

Với phương châm “Gần dân, sát dân, có trách nhiệm với Nhân dân”, mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Quảng Điền không ngừng mở rộng và phát huy dân chủ, huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần đưa Quảng Điền sớm trở thành huyện NTM nâng cao.

“Lấy sức dân để lo cho dân”
Đã có những tháng ngày như thế

Dưới cái lạnh những ngày giữa đông, anh em tôi làm ăn, công tác ở xa tranh thủ về quê ăn mừng tân gia ba vợ. Về đến nơi, hình ảnh ấn tượng là những người trong bộ quân phục chỉnh tề, tóc đã hai màu trắng đen pha lẫn theo thời gian... cùng đến chung vui.

Đã có những tháng ngày như thế
Return to top