ClockThứ Hai, 12/10/2015 14:32

Truy trách nhiệm khi chính sách hấp dẫn vẫn khó đi vào cuộc sống

TTH.VN - Gói giải pháp hỗ trợ nhà ở thu nhập thấp 30.000 tỷ đồng đã có chuyển biến nhưng dư nợ cho vay vẫn rất thấp. Kết quả thực hiện Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản thấp xa so với nhu cầu chính đáng của ngư dân. UB Kinh tế yêu cầu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương khi những chính sách lớn như vậy mà mức độ đi vào cuộc sống còn hạn chế. 


Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu lo ngại về nhiều điểm hạn chế chưa được đề cập trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Thẩm tra báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ, Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu khái quát, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, một số ý kiến cho rằng việc phục hồi tăng trưởng thiếu yếu tố bền vững, lo ngại về việc khai thác dầu vượt kế hoạch đề ra trong điều kiện giá thế giới ở mức quá thấp (sản lượng khai thác dầu đã tăng 1 triệu tấn so với kế hoạch).

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng đầu năm chỉ tăng trưởng ở mức 2,08% so với mức tăng 3% của cùng kỳ 2014. Nông nghiệp là ngành đóng góp xuất khẩu lớn và xuất siêu khoảng 10 tỷ USD/năm nhưng giảm cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu, chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu tình trạng được mùa mất giá, khó khăn tiêu thụ sản phẩm ảnh hướng quá lớn đến thu nhập của người sản xuất.

Năm 2015 đã nhập siêu trở lại sau 3 năm xuất siêu. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước luôn ở tình trạng nhập siêu (giai đoạn 2011 – 2014 nhập siêu 56,3 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2015 nhập siêu 15,8 tỷ USD) trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu.

Với số liệu báo cáo về tỷ lệ lạm phát thấp nhất nhiều năm qua, thấp xa so với kế hoạch đề ra, UB Kinh tế nhìn từ khía cạnh khác. Lạm phát thấp, ở mặt tích cực cho thấy kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, tạo lòng tin vào đồng tiền Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, kiểm soát chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa thắt chặt đã tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Số  lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể lớn trong những năm qua là đáng báo động và sẽ tác động tiêu cực trong trung hạn, dài hạn.

Cân đối ngân sách nhà nước cũng là một vấn đề đáng lo ngại, theo Chủ nhiệm UB Kinh tế khi cơ cấu chi ngân sách chưa phù hợp, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh. Bội chi ngân sách dự kiến là 5% không đạt mục tiêu giảm xuống còn 4,5% GDP (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ).

Ông Giàu khái quát, có ý kiến cho rằng chưa khắc phục được việc sử dụng một phần bội chi cho chi thường xuyên và trả nợ. Nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng tăng nhanh trong giai đoạn 2011-20159, hiệu quả sử dụng vốn ODA và các chính sách sử dụng vốn ODA chưa cao, chưa gắn với chính sách huy động vốn đói ứng, áp lực và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh; kỷ cương, kỷ luật tài chính chưa nghiêm.

Việc thực hiện một số chính sách mới như gói giải pháp hỗ trợ nhà ở thu nhập thấp 30.000 tỷ đồng đã có chuyển biến nhưng dư nợ cho vay vẫn rất thấp. Kết quả thực hiện Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản thấp xa so với nhu cầu chính đáng của ngư dân, chưa đáp ứng và góp phần bảo vệ vững chắc biển đảo như mong muốn của nhân dân. UB Kinh tế yêu cầu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương khi những chính sách lớn như vậy mà mức độ đi vào cuộc sống còn hạn chế.

Về tình hình trật tự an toàn xã hội còn một số tồn tại, cơ quan thẩm tra nêu hiện tượng một số lễ hội thiếu lành mạnh, kém văn minh gây phản cảm; một số vụ án hình sự nghiêm trọng, một số vụ thảm sát nhiều người gây lo lắng trong nhân dân. Công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hậu kiểm về chất lượng, an toàn vệ sinh với hàng nhập khẩu và lưu thông được tăng cường, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhưng chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ.

Không phủ nhận khả năng đến hết năm nay, tăng trưởng GDP vẫn giữ được mức 6,5% (vượt chỉ tiêu 6,2% Quốc hội giao) nhưng UB Kinh tế cũng chỉ rõ, đặt trong bức tranh chung của kết quả 5 năm 2011 – 2015 thì mức tăng trưởng bình quân 5,88%/năm vẫn thấp hơn giai đoạn trước và thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng 6,5-7% đã đề ra cho giai đoạn này. Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng còn hạn chế ở mức 24-25%, năng suất lao động Việt Nam so với Singapore chỉ bằng 1/18, Malaysia bằng 1/6,5, Thái Lan bằng 1/2,7.

Đối với việc thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược (hạ tầng, đầu tư công, nguồn nhân lực) thì cơ quan thẩm tra ghi nhận chuyển biến rõ nhất trong lĩnh vực phát triển cơ sợ hạ tầng. Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu liệt kê nhiều công trình đã hoàn thành và đang xây dựng như thuỷ điện Sơn La, Lai Châu, nhiệt điện Vĩnh Tân, Vũng Áng, đưa điện lưới ra các đảo…

Hạ tầng giao thông được cải thiện đáng kể, các trục giao thông chính được đầu tư như cải tạo mở rộng Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, các tuyến đường cao tốc như Hà Nội - Lào Cai, thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Ben Lức - Long Thành, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, cầu Giẽ - Ninh Bình, một số sân bay được mở rộng nâng cấp hiện đại. Hạ tầng đô thị, nhất là ở các thành phố lớn có bước được cải thiện. Hạ tầng thương mại với hệ thống siêu thị, chợ phát triển khá nhanh.

Lĩnh vực đầu tư công thì cơ quan thẩm tra chỉ rõ, kỷ luật đầu tư công vẫn là vấn đề đáng lo ngại, vẫn còn tình trạng ứng trước vốn để đầu tư. Tính đến hết năm 2014, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách khoảng 46.000 tỷ đồng và tổng số vốn ứng trước chưa bố trí nguồn thu hồi là 62.200 tỷ đồng.

Đối với đề xuất giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,7% cho năm 2016, UB Kinh tế cảnh báo, việc phát triển kinh tế - xã hội năm sau dự kiến khó khăn hơn năm 2015 với tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, nhất là các nước đối tác kinh tế lớn với Việt Nam.

Trong nước, việc bội chi ngân sách cao, nợ công gần sát trần giới hạn, chu kỳ trả nợ ngày càng lớn, nợ xấu không thể xử lý nhanh, lãi suất cho vay ở mức cao khó giảm theo diễn biến tăng chỉ số giá tiêu dùng. Do vậy dư địa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ không còn nhiều, hoạt động sản xuất, kinh doanh và sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục khó khăn.

P.Thảo (Theo Dantri)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Ngày 7 5 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

TIN MỚI

Return to top