ClockThứ Sáu, 19/03/2021 09:47

Từng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Học sinh Thừa Thiên Huế với ngày hội thể thao học đườngSẵn sàng chinh phục đỉnh caoQuảng Điền hỗ trợ 1,643 tỷ đồng cho các hộ thiệt hại do thiên taiDấu ấn thanh niên tình nguyện Trường đại học LuậtĐưa Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàngCảnh đẹp khó cưỡng ở lăng vua sáng lập triều NguyễnThị trường bất động sản bắt đầu “ấm” trở lại

Rốn lũ Tân Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình) chìm trong biển nước trong trận mưa lũ lịch sử hồi tháng 10/2020

Mục tiêu cụ thể là đến năm 2030 giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi bão, lũ, giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất so với giai đoạn 2011 - 2020; thiệt hại về kinh tế do thiên tai thấp hơn giai đoạn 2011 - 2020, không vượt quá 1,2% GDP.

Tổ chức, lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai được kiện toàn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiên tiến, hiện đại, ngang tầm với các quốc gia hàng đầu trong khu vực.

Phấn đấu đạt 100% cơ quan chính quyền các cấp, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin và hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết; 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các yêu cầu theo phương châm "4 tại chỗ".

Để đạt mục tiêu đã đề ra, nhiệm vụ, giải pháp chung thực hiện Chiến lược là hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về phòng, chống thiên tai bảo đảm đồng bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi; nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn; nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai;…

Vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ thực hiện các giải pháp phòng, chống lũ triệt để, chủ động phòng, chống bão, ngập lụt, hạn hán. Vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ chủ động phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt; ứng phó, thích nghi với mưa đá, rét hại. Vùng duyên hải miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) chủ động phòng, tránh, thích nghi với thiên tai, trọng tâm là chủ động phòng, chống bão, lũ, ngập lụt, hạn hán, sạt lở đất và sạt lở bờ sông, bờ biển. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ sẽ tập trung phòng, chống hạn hán, lũ, ngập lụt, bão. Còn vùng đồng bằng sông Cửu Long thì chủ động "sống chung với lũ và hạn hán, xâm nhập mặn", thích ứng, khai thác lợi thế để phát triển bền vững.

Các đô thị lớn cần tập trung phòng chống ngập úng do mưa lớn và triều cường; trên biển và hải đảo, chủ động phòng, tránh bão, áp thấp nhiệt đới đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền, các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Return to top