ClockThứ Bảy, 09/05/2015 10:27

Tuổi chín mươi vẫn mê lao động

TTH - Mái nhà đơn sơ ở tổ 7, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy) là tổ ấm của cụ ông Ngô Văn Khôi và cụ bà Lê Thị Tui, cùng nhau chia vui sẻ buồn bảy mươi năm qua. Bây giờ, ở tuổi chín mươi, nhưng mỗi ngày ông bà vẫn cùng nhau vun xới mảnh vườn. Mùa nào thức nấy, mảnh vườn xanh sức sống…

Chiều nhạt nắng, cụ ông cầm cuốc đi trước, cụ bà lưng còng theo ông. Đến mép hiên nhà, ông quay lại ân cần đưa tay cho bà vịn, bước xuống bậc tam cấp, ra vườn chăm mấy luống rau. Hình ảnh đó quá quen thuộc với bà con chòm xóm.

“Không ra ruộng nhớ mùi đất…”
Căn nhà cũ nhưng cảm giác tươi vui bởi những nụ cười đón khách “hết cỡ” của đôi vợ chồng già. Lúc đó, ông bà đang ngồi bên chiếc bàn gỗ mộc mạc đặt giữa nhà, thong thả ngắm dòng Đại Giang bên kia con đường nhỏ. Ông bảo, năm tháng trôi qua, dòng sông đã thân thuộc như hơi thở, cũng như mái nhà và mảnh vườn, là một phần của cuộc đời. Hỏi tuổi ông, bà nheo mắt cười, nhanh nhảu: “Ông tui tròn chín mươi rồi đó. Tui kém ông sáu tuổi”. Bà kể, lúc hai mươi tuổi, ông “rước” bà về. Vợ chồng cùng nhau chia vui sẻ buồn suốt bảy mươi năm qua. Năm đứa con, hai trai ba gái lần lượt ra đời. Vợ chồng ông bà làm ruộng, làm vườn nuôi con. Ruộng mình chưa đủ, đi thuê cả chục mẫu ruộng làm thêm.
 
 
Lúc nào cũng bên nhau đầm ấm
“Nghề làm nông, những ngày nắng như đổ lửa hay rét cắt da cắt thịt vẫn phải “phơi” ngoài đồng. Cực khổ, vất vả lắm. Nhưng một ngày không ra ruộng, ra vườn lại nhớ mùi đất mùi rau, bứt rứt không yên”- bà trải lòng. Ông nheo nheo mắt cười góp chuyện: “Giãi nắng dầm mưa, gian khổ, nhưng chịu khó cần cù cũng nuôi được các con. Tụi hắn đều chọn nghề nông rồi lần lượt lấy vợ, lấy chồng, đứa mô cũng ra ở riêng, nên nhà còn mỗi hai ông bà tui”.
Ông hóm hỉnh bảo, nhà chỉ hai người nhưng đã là “một đôi” thì chẳng lúc nào cảm thấy buồn hay trống trải. Mỗi ngày, cụ ông cụ bà thức dậy thật sớm. Trời không mưa thì từ tinh mơ, vợ chồng già đã dắt nhau ra vườn, làm đến lúc nắng lên cao. Chiều mát lại ra vườn. “Chừ không phải vất vả nuôi con như ngày trước, con cháu đứa này đứa kia lại còn phụ giúp chút ít để cha mẹ dưỡng già, nhưng không lao động bứt rứt lắm. Còn sức từng mô, làm từng nấy. Ông bà tui không làm ruộng nữa, chỉ trồng trọt trong vườn, mùa nào rau đó. Khoai lang, đậu, mướp ngọt, cải, mùng tơi… Lúc nào cũng có để ăn, biếu bà con lối xóm và mang ra chợ bán”, ông hào hứng chia sẻ.
Cổ vũ sống tốt
Bà nhìn ông cười: “Ông cuốc đất, mệ đi theo lượm cỏ, chứ chừ mệ cuốc chi nổi. Việc nặng ông làm hết”. Ông lại “khoe”: “Mệ lưng còng rứa, nhưng sáng nào cũng gánh rau ra chợ An Cựu bán. Khách quen tin tưởng rau trái của ông bà đảm bảo sạch, không phun hóa chất, nên lúc nào cũng đắt khách, bán được hết sớm. Tiền bán rau chỉ vài mươi nghìn đồng. Nhưng vui vì đó là thành quả lao động của vợ chồng. Thấy mình còn có ích”. Ông tâm sự, rau mình ăn sạch như thế nào, thì bán cho người khác cũng phải sạch như thế. Phải trân trọng sức khỏe của người như của mình vậy. Dù tiền kiếm được có ít hơn, nhưng trong lòng thanh thản. Bà nhìn ông, móm mém cười. Nụ cười thanh thản nhẹ tênh.
Hỏi bí quyết “giữ lửa” để vợ chồng đến lúc “đầu bạc răng long” vẫn tình cảm đầm ấm? Ông và bà đều cười vui bảo “Có bí quyết chi mô. Đơn giản từ xưa đến nay, đi mô hai ông mệ đều dắt nhau đi. Từ nhổ cỏ, nhổ má, gặt hái, thăm nom ruộng đồng. Làm chi cũng đồng vợ đồng chồng…”. Thuận vợ thuận chồng, dành cho nhau tình yêu thương nên vợ chồng nông dân Ngô Văn Khôi - Lê Thị Tui vượt qua những ngày gian khổ, nuôi con lớn khôn. Trong suốt câu chuyện, ông bà lúc nào cũng cười thật tươi, “khoe” con cháu vật chất không giàu có, nhưng gia đình đứa nào cũng đầm ấm. Các con đều ở trong làng, mỗi ngày đều chạy qua chạy lại với cha mẹ. Hạnh phúc nhất là những dịp lễ, tết con cháu quây quần bên ông bà.
Người dân trong xóm ai cũng xuýt xoa khi nói đến cặp vợ chồng tuổi chín mươi mà vẫn sống vui, sống khỏe, yêu lao động. “Ông bà không bỏ phí một tấc đất. Chỗ nào cũng rau trái phủ xanh.. Hình ảnh sáng sớm hay chiều mát, ông vác cuốc đi trước bà theo sau ra vườn, đã quá quen thuộc, có sức cổ vũ với mọi người. Không những vậy, ông bà tốt bụng, rất quan tâm đến người khác. Trước những lúc mưa to, gió lớn, ông vác thang đến từng nhà, chỉ dẫn và phụ chặt mấy cành cây, buộc lại cánh cửa, mái tôn…cho chắc chắn. Còn bà “phụ” ông mang rau hái từ vườn ‘tiếp tế” cho từng gia đình. Không ruột thịt, nhưng gợi lên cảm giác ông bà như người cha, người mẹ đang lo cho con cháu vậy”- hàng xóm Nguyễn Thị Thanh, khâm phục.
Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên sóng Trường Sa

Đầu sóng gian nan, có những thẳm sâu yêu thương, nghĩa tình, trách nhiệm, làm nên một thành trì Trường Sa vững chãi, để những đoàn thuyền ngày đêm bám biển yên vui làm ăn, phát triển kinh tế. Và đất liền ấm êm những mái nhà…

Trên sóng Trường Sa
Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao

Dự án (DA) 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Sau 3 năm triển khai tại 18 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn tại địa bàn các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. DA đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em.

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao
Chủ nhật xanh, ngày ấy và bây giờ

Có nhiều hoạt động trong tổ chức dành cho thiếu nhi, nhưng tôi nhớ nhất, cùng với các buổi diễu hành nhân các dịp lễ trọng hô vang các khẩu hiệu cách mạng là phong trào tập thể dục buổi sáng.

Chủ nhật xanh, ngày ấy và bây giờ
Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động. Ông Phan Vân Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh chủ đề trên.

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân
Phụ nữ sống xanh

Để phong trào “Chủ nhật xanh” thực sự “bám rễ”, hình thành thói quen bảo vệ môi trường, sống xanh, sạch, đẹp đối với từng hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cụ thể phong trào bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả như: Tuyến đường hoa, Điểm xanh văn hóa, Mỗi hố rác một cây xanh, Biến rác thành tiền, Ngõ xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ... Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu dân cư ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ sống xanh
Return to top