ClockThứ Ba, 19/01/2021 06:30

Vai trò già làng, trưởng bản ở cơ sở được phát huy

TTH - Vai trò già làng, trưởng bản và người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là nhân tố quan trọng trong việc vận động bà con trên tất cả mọi lĩnh vực phát triển kinh tế, bảo tồn văn hoá và giữ vững an ninh trật tự. Họ đã góp phần tạo nên những bước chuyển tích cực trong đời sống xã hội ở vùng cao.

A Lưới phát huy vai trò của già làng, trưởng bảnPhát huy vai trò già làng, trưởng bảnPhát huy vai trò tiên phong của già làng, trưởng bản

Các già làng, người có uy tín ở huyện Nam Đông tuyên truyền, vận động đồng bào phát triển cây cao su theo hướng bền vững

Nêu gương

Dù bước sang tuổi 75, ông Hồ Văn Lô ở thôn Kleng - A Bung, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới vẫn tích cực tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình.

Là người có uy tín trong đồng bào DTTS, sau nhiều năm gắn bó và hiểu rõ khó khăn của bà con khi cây cà phê thất bại trên địa bàn, ông Lô tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào hưởng ứng chủ trương của cấp ủy, chính quyền, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để góp phần cải thiện đời sống.

“Để vận động được bà con, bản thân tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung chuyển đổi sang trồng cây chuối theo hướng hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Trước hết, tôi huy động mọi nguồn lực trong gia đình đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình VACR, lấy ngắn nuôi dài, tích lũy để mở rộng sản xuất…”, ông Hồ Văn Lô chia sẻ.

Đến nay, ngoài 10ha rừng tràm đang thời kỳ thu hoạch, gia đình ông Lô đã trồng được gần 2ha chuối già lùn, có gần 1ha hồ cá và đàn gà trên 100 con, đem lại nguồn thu nhập bình quân hằng năm từ 100-125 triệu đồng. Nhiều người trong thôn đã tìm đến gia đình ông học tập. Ông tận tình hướng dẫn, giúp đỡ bà con phát triển thành công vùng sản xuất chuyên canh chuối già lùn với diện tích hàng chục ha, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, ông cũng giúp đỡ nhiều gia đình phát triển mô hình kinh tế VACR để vươn lên thoát nghèo.

Chủ tịch UBND xã Quảng Nhâm, ông Hồ Trọng Chăn chia sẻ thêm, ông Hồ Văn Lô còn được biết đến là người có nhiều đóng góp cho xã hội như hiến máu nhân đạo, đóng góp quỹ hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo hàng chục triệu đồng. Đặc biệt, ông đã hiến hơn 500m2 đất trồng các loại cây ăn quả để mở rộng trường tiểu học của xã...

Những “tuyên truyền viên”

“Vai trò của già làng, trưởng bản và người có uy tín trong đồng bào DTTS được phát huy đã góp phần tạo những bước chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội ở khu vực miền núi của tỉnh” - Trưởng ban Dân tộc tỉnh, ông Hồ Xuân Trăng khẳng định.

Xã Thượng Long, huyện Nam Đông đã có nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS phát huy vai trò trong giáo dục, vận động con cháu và người dân tích cực tham gia gìn giữ an ninh trật tự, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Các tấm gương người có uy tín đã nhiều lần tham gia cùng các đoàn thể, chính quyền địa phương vận động sức người, sức của trong Nhân dân để xây dựng hạ tầng, góp phần làm đổi thay bộ mặt nông thôn miền núi.

Nhiều năm qua, già làng Phạm Văn Tâm, người Cơ Tu, ở thôn 4, xã Thượng Long (Nam Đông) là một điển hình. Già đã tự nguyện giúp đỡ chính quyền địa phương trong việc vận động quần chúng, vận động con cháu trong gia đình, dòng họ và người dân trong thôn, bản tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả.

Già Tâm bảo: Xác định chương trình xây dựng nông thôn mới là việc kết hợp giữa Nhà nước và Nhân dân, phục vụ chính cho người dân địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, tôi đã cùng chính quyền địa phương thông qua mối quan hệ dòng tộc, người thân tổ chức tuyên truyền, vận động, giải thích để người dân hiểu rõ mình là chủ thể trong việc thực hiện chương trình này. Từ đó, trong công tác giải phóng mặt bằng thi công các công trình, người dân đều tự nguyện hiến đất, hiến cây, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương…

Trưởng ban Dân tộc tỉnh, ông Hồ Xuân Trăng cho biết, đồng bào DTTS của tỉnh có khoảng 11.530 hộ, với gần 55.100 khẩu, sinh sống ở 12 xã biên giới và 33 xã vùng miền núi của các địa phương Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc và Hương Trà, gồm các dân tộc: Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi, Vân Kiều, Pa Hy và một bộ phận nhỏ các dân tộc khác, chiếm hơn 5,2% dân số toàn tỉnh.

Thời gian qua, nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của người có uy tín trong đồng bào các DTTS đối với việc vận động bà con chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, Ban Dân tộc tỉnh đã tập trung triển khai hiệu quả chính sách đối với người có uy tín, phát huy vai trò của người có uy tín đối với từng lĩnh vực, địa bàn, nên đã mang lại những kết quả rất thiết thực. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm bình quân trên 4,5%/năm, giảm từ 38,84% vào cuối năm 2015, xuống đến nay còn 29%. Phấn đấu đến năm 2025, vùng DTTS có thu nhập bình quân đầu người đạt 40 – 42 triệu đồng/năm và tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 15%...

Thực tế, vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS được phát huy là cánh tay nối dài của chính quyền, góp phần đắc lực vào việc ổn định tình hình an ninh nông thôn và phát triển kinh tế, xã hội ở địa bàn miền núi, biên giới. Vùng miền núi của tỉnh tuy vẫn còn hộ nghèo nhưng người dân đã biết phát huy ý thức, loại bỏ hủ tục, không du canh, du cư, bám đất bám rừng và hăng hái tham gia vào phong trào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn chủ quyền an ninh biên giới...

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy vai trò của ngành thanh tra trong phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 6/12, tại TP. Huế, cụm thi đua Thanh tra các tỉnh Bắc Trung bộ (CTĐTTBTB) tổ chức tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.

Phát huy vai trò của ngành thanh tra trong phát triển kinh tế - xã hội
Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

Quá trình tổ chức thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) đã phát sinh nhiều hạn chế, khó khăn. Yêu cầu đặt ra là cần kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử.

Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết từng thôn, xóm, khu dân cư

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam và Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 16/11, bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh đã chúc mừng và chung vui với cán bộ, Nhân dân thôn Xuân Sơn, xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc trong Ngày hội Đại đoàn kết.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết từng thôn, xóm, khu dân cư
Return to top