ClockThứ Hai, 18/09/2017 08:26

Đảng bộ xã Phong Thu: Lãnh đạo phát triển cây đặc sản

TTH - Sau nhiều năm vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự nỗ lực của người dân, đầu tháng 9 năm nay, trái thanh trà Phong Thu (Phong Điền) được UBND tỉnh trao nhãn hiệu tập thể “Thanh trà Huế - Phong Thu”.

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh  (thứ 2 từ phải sang) cùng chính quyền xã dán nhãn hiệu cho thanh trà Phong Thu

Đảng viên đi trước

Ở Phong Thu, đảng viên Phan Xuân Hùng ở thôn Huỳnh Liên có thu nhập từ thanh trà cao nhất xã. Bắt đầu trồng thanh trà từ năm 1977, đến nay vườn của ông Hùng đã có trên 200 cây. Ngoài ra, ông trồng thêm nhiều giống cây ăn quả khác như: bưởi da xanh, bưởi hồng, bưởi đỏ, cam, quýt… Hàng năm, vườn cây của ông cho thu nhập từ 100 đến 200 triệu đồng, riêng năm 2017, cho thu nhập 250 triệu đồng.

Theo ông Hùng, vùng đất Phong Thu rất hợp với cây thanh trà và các cây ăn quả khác. Là đảng viên, ông gương mẫu tiên phong đi trước để người dân làm theo, góp phần phát triển cây đặc sản trên vùng đất này.

Anh Nguyễn Văn Cường, Bí thư Xã đoàn Phong Thu cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng ủy xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và sự hỗ trợ về cây giống, phân bón của chính quyền, năm 2006, gia đình anh phát triển từ 2 sào thanh trà lên 7 sào. Năm 2017, gia đình anh thu từ vườn cây thanh trà hơn 50 triệu đồng. Theo anh Cường, cây thanh trà là cây đặc sản của địa phương, thu nhập cao gấp 5 đến 10 lần so với cây lúa và cây sắn. Tuy nhiên, để người dân tin và làm theo thì đảng viên như anh phải gương mẫu đi trước.

Ở xã Phong Thu còn rất nhiều đảng viên đi đầu trong phát triển cây đặc sản thanh trà và có thu nhập “như mơ” trong năm 2017. Điển hình như ông Nguyễn Văn Lịch (thôn Trạch Hữu) có 1ha thanh trà, cho thu nhập 220 triệu đồng/năm; ông Dương Hải (thôn An Thôn) có 0,5 ha, thu nhập 120 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Hữu Nam (thôn Khúc Lý- Ba Lạp) có 0,4ha, thu nhập 95 triệu đồng/năm…

Đẩy mạnh phát triển cây đặc sản

Cây thanh trà Phong Thu được bà con nông dân du nhập giống từ TP. Huế trồng từ trước ngày giải phóng. Ban đầu, thanh trà được trồng nhiều ở thôn Khúc Lý -Ba Lạp, Trạch Hữu với khoảng vài ha. Đến nay, thanh trà đã được nhân rộng ở 8 thôn thuộc xã Phong Thu với diện tích gần 100 ha; trong đó 80% diện tích đã cho thu hoạch. Mục tiêu đến năm 2020, toàn xã Phong Thu sẽ nâng diện tích cây ăn quả lên 150ha. Hiện nay, bình quân mỗi sào thanh trà cho doanh thu 20 triệu đồng. Riêng năm 2017, cây thanh trà toàn xã cho thu nhập gần 20 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận ước tính khoảng 15 tỷ đồng. Ngoài ra, các loại cây ăn quả khác như: cam, quýt, bưởi cũng được chú trọng phát triển, đến nay, toàn xã đã phát triển lên được 15ha, hiệu quả kinh tế gần ngang bằng cây thanh trà.

Bí thư Đảng ủy xã Phong Thu Nguyễn Văn Lịch cho biết: “Để phát triển cây thanh trà và các cây ăn quả khác theo đúng định hướng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã, Đảng ủy đã chỉ đạo UBND xã, Mặt trận và các đoàn thể chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích lúa, rau màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Trong đó, phát huy vai trò, trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Bí thư chi bộ, đảng viên ở mỗi thôn, đơn vị là những nhân tố gương mẫu, đi đầu trong phong trào để người dân tin tưởng làm theo”.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Phong Thu nhiệm kỳ 2015-2020 cũng xác định tiếp tục cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó, đất phù sa trồng cây thanh trà, đất gò đồi trồng cam, quýt, bưởi, tiêu…

“Thời gian tới, Đảng ủy xã chỉ đạo tập trung đẩy mạnh xây dựng các phong trào phát triển kinh tế, đầu tư và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, trong đó, chú trọng đến cây đặc sản theo hướng sản xuất hàng hóa. Để hiện thực hóa nghị quyết của Đảng ủy, Câu lạc bộ thanh trà xã Phong Thu đã được thành lập với 38 thành viên là những đảng viên, nông dân tiêu biểu, có thu nhập 50 triệu đồng/năm từ cây thanh trà. Đây là đội ngũ nòng cốt, giúp người dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ trong phát triển cây đặc sản. Người dân Phong Thu có thể tập trung sản xuất cây thanh trà, đem lại hiệu quả cho chính gia đình mình cũng như tạo điều kiện để từng bước xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới”. Bí thư Đảng ủy xã Phong Thu Nguyễn Văn Lịch khẳng định.

Đảng bộ xã Phong Thu có 126 đảng viên, sinh hoạt ở 12 chi bộ trực thuộc. Trong công tác dân vận, Phong Thu luôn là đơn vị đi đầu. 5 năm giai đoạn 2010-2015, Đảng bộ Phong Thu được Huyện ủy Phong Điền tặng bằng khen vì làm tốt công tác dân vận.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top