ClockThứ Hai, 17/04/2017 06:16

Hiệu quả từ mô hình CLB Cựu quân nhân ở Phong Chương

TTH - Hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, các cựu quân nhân (CQN) khao khát được tiếp tục cống hiến cho quê hương, đất nước. Vì vậy, việc thành lập các câu lạc bộ (CLB) CQN ở xã Phong Chương (Phong Điền) đã tạo điều kiện để họ phát huy phẩm chất cao đẹp của người lính Cụ Hồ.

CLB CQN thôn Đại Phú tham gia các hoạt động tại địa phương

Đến nay, 8 thôn của xã Phong Chương đều thành lập được CLB CQN với 185 hội viên. Riêng CLB CQN thôn Đại Phú có 16 thành viên.

Ông Nguyễn Văn Long, Chủ nhiệm CLB tâm sự, việc thành lập CLB là đúng với tâm nguyện của hầu hết anh em CQN. Ngày đầu thành lập, CLB gặp không ít khó khăn, từ xây dựng quy chế sinh hoạt, trang phục, địa điểm sinh hoạt, đến tạo nguồn quỹ…Được sự hỗ trợ của Chi hội Cựu chiến binh (CCB) và Hội CCB xã cùng chính quyền địa phương, CLB được duy trì và ngày một phát triển. Ngoài nguồn quỹ do các thành viên tự nguyện đóng góp, CLB còn nhận các công trình ở địa phương như làm mương, kè…để tạo quỹ. Đến nay, nguồn quỹ của CLB đã lên đến 40 triệu đồng. Qua đó, CLB cho các thành viên vay vốn để đầu tư chăn nuôi, mở rộng gia trại phát triển kinh tế gia đình.

Với tinh thần “tự nguyện, tự quản, tự trang trải”, từ khi thành lập đến nay, CLB CQN thôn Chánh An (xã Phong Chương) là lực lượng tiên phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đảm nhận các tuyến đường do CQN tự quản, phòng chống tội phạm, đảm bảo an toàn giao thông…

Ông Lê Khiển, Chủ tịch Hội CCB xã Phong Chương nhận xét, từ khi thành lập đến nay, các CLB CQN đều hoạt động hiệu quả, xây dựng quy chế hoạt động rõ ràng. Các CQN còn là lực lượng nòng cốt trong các phong trào tự quản về an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn và tham gia hòa giải các vụ việc ở thôn, xã. Nhiều CQN làm kinh tế giỏi, hỗ trợ nhau giảm nghèo, cùng nhau tạo quỹ xoay vòng, hỗ trợ nhau con giống, khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế. Trong xây dựng nông thôn mới, nhiều CQN tự nguyện hiến đất, góp ngày công làm đường giao thông nội đồng. Các tổ tự quản của CLB đã ngăn chặn, giải tán được hàng chục vụ việc thanh niên gây gổ, đánh nhau...

 Ông Nguyễn Đăng Hoài, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Phong Điền cho biết, từ thành công của CLB CQN xã Phong Chương, Hội CCB huyện đã nhân rộng mô hình  ra các xã, thị trấn. Nhiều nơi như xã Điền Hải, Phong An… CLB CQN đang hoạt động hiệu quả. Hội CCB huyện sẽ tiếp tục phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự, Đoàn Thanh niên huyện duy trì tốt công tác tổng kết hoạt động tập hợp CQN ở cơ sở, nhân rộng và khen thưởng kịp thời các CLB CQN hoạt động hiệu quả, phấn đấu 100% số thôn, tổ dân phố thành lập được CLB CQN.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

Công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi
Hiệu quả từ vốn vay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thông qua nguồn vốn vay từ chương trình tín dụng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế, nhiều gia đình đã có điều kiện đầu tư cho con em tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (NNTHĐ) tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Hiệu quả từ vốn vay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả

Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả
Return to top