ClockThứ Sáu, 30/11/2018 15:04

Hội nghị cán bộ Trung ương luân chuyển

Ngày 30-11, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị cán bộ Trung ương luân chuyển. Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị

Hội nghị đã quán triệt một số chủ trương, quy định của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ theo quy định 98-QĐ/TƯ và kết luận số 24-KL/TƯ về nguyên tắc điều động, phân công, bố trí công tác đối với cán bộ Trung ương luân chuyển; Hội nghị cũng đánh giá một số kết quả đạt được trong công tác luân chuyển cán bộ và xác định nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu đối với công tác luân chuyển cán bộ trong thời gian tới.

Căn cứ vào chủ trương, quy định của Đảng về công tác cán bộ, từ sau Đại hội XII đến nay, Ban Tổ chức Trung ương đã phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định điều động, phân công, luân chuyển 16 đồng chí cán bộ Trung ương về địa phương công tác; phân công, bố trí công tác khác đối với 26 đồng chí cán bộ Trung ương luân chuyển đang công tác tại địa phương; Đến thời điểm hiện nay, còn 22 đồng chí cán bộ Trung ương luân chuyển hơn 36 tháng đang công tác tại địa phương.

Nhìn chung, công tác luân chuyển cán bộ từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay được tiến hành bài bản, chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch, khách quan và dân chủ hơn theo đúng chủ trương, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, góp phần từng bước khắc phục những tồn tại, yếu kém và khuyết điểm trong thời gian qua. Việc lựa chọn cán bộ, địa bàn, chức danh luân chuyển được tiến hành thận trọng, kỹ lưỡng theo phương châm “làm đến đâu, chắc đến đó”, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ, cơ quan nơi đi với địa phương nơi đến; cán bộ luân chuyển là cán bộ trẻ, chủ yếu cấp thứ trưởng, tương đương, có phẩm chất, năng lực và triển vọng phát triển; Việc phân công, bố trí đối với cán bộ sau luân chuyển được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng luôn quan tâm, phân công bố trí công tác đã có sự đổi mới, từng bước phù hợp với năng lực, sở trường, chức danh quy hoạch, kết quả, thành tích và sản phẩm công tác cụ thể của cán bộ sau luân chuyển; Hầu hết các đồng chí cán bộ luân chuyển đều có nhận thức đúng đắn, ý thức trách nhiệm cao, chấp hành sự phân công, điều động, bố trí công tác của các cấp có thẩm quyền, nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, công tác luân chuyển cán bộ cũng bộc lộ một số hạn chế, đó là luân chuyển cán bộ mới chủ yếu thực hiện từ Trung ương về địa phương; luân chuyển từ địa phương về Trung ương hoặc luân chuyển ngang giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị chưa nhiều; Có nơi chưa làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, còn có biểu hiện cục bộ, khép kín và chưa tạo điều kiện, môi trường công tác đối với cán bộ luân chuyển; Hiện nay, các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy nên luân chuyển cán bộ, bố trí công tác đối với cán bộ sau thời gian luân chuyển có những khó khăn, bất cập.

Kết luận tại hội nghị, ông Phạm Minh Chính khẳng định, mục tiêu của công tác luân chuyển cán bộ là cụ thể hóa các Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 6 và Trung ương 7 về công tác cán bộ theo tinh thần của quy định 98-QĐ/TƯ và kết luận số 24-KL/TƯ của Trung ương; Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới đặt ra cho công tác luân chuyển cán bộ đó là phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thực hiện nghiêm, có hiệu quả chủ trương, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác luân chuyển cán bộ; Đồng thời tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển; Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ, nhất là việc chạy luân chuyển, bảo đảm công khai luân chuyển cán bộ chặt chẽ, công khai, minh bạch, khách quan và thực sự vì mục đích chung; Gắn công tác luân chuyển cán bộ với việc thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải người địa phương; quan tâm tạo điều kiện để cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, chủ động tham mưu, đề xuất phân công, sắp xếp, bố trí công tác phù hợp đối với cán bộ sau luân chuyển; Cán bộ luân chuyển tiếp tục phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm sự phân công, điều động, bố trí công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp có thẩm quyền.

Theo Nhân dân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy

Ngày 21/11, Đoàn công tác của Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh do PGS.TS Lê Văn Chiến - Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện CTQG Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Thị ủy Hương Thủy về công tác cán bộ nữ.

Tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy
Tạo nguồn cán bộ cho giai đoạn phát triển mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết, các cấp ủy đảng, địa phương, đơn vị, đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, cách làm phù hợp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số, bảo đảm phục vụ công tác nhân sự đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Tạo nguồn cán bộ cho giai đoạn phát triển mới
Return to top