ClockThứ Bảy, 01/04/2023 10:16

Mặt trái của “im lặng là vàng”

TTH - Trong cuộc sống, sự “im lặng” có thể trở thành thái độ tiêu cực trước các hành động sai trái. Người cán bộ, đảng viên có biểu hiện “im lặng” là thái độ tiêu cực đáng sợ, cần phải lên án.

Bảo vệ cái đúng, chống cái sai nhằm tăng cường sức mạnh của Đảng

leftcenterrightdel
 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Ảnh: dangcongsan.vn

1. Có người thấy bất công, sai trái của người khác nhưng vì nể nang, sợ đụng chạm nên giữ thái độ là im lặng là “thượng sách”. Tâm lý chung ở nhiều nơi cán bộ không dám phê bình đối với cấp trên, người đứng đầu vì cả nể, sợ bị trù dập ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.

Kiểu “im lặng” đó đều chẳng hay gì nhưng lại tặc lưỡi: “Ngươi không đụng đến ta, thì ta không đụng đến ngươi” là hay nhất, chẳng ảnh hưởng gì đến mình. Đây cũng là biểu hiện ngại hay sợ đấu tranh phê bình trong nhiều tổ chức cơ sở Đảng và trong cán bộ, đảng viên hiện nay: “Thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh”, “dĩ hòa vi quý”, “ngậm miệng ăn tiền”… Sự im lặng còn lan sang cả người dân, những người tích cực không dám đấu tranh trước những biểu hiện sai trái. Ảnh hưởng nguy hại hơn là ở chỗ đó. 

Một biểu hiện khác của im lặng “đồng phạm” của tham nhũng là không dám nói lên sự thật vì không dám mạo hiểm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến không phát hiện tham nhũng sớm từ sự “ngậm miệng” đáng trách trong từng tổ chức, của mỗi cán bộ. Khi vụ việc được phanh phui thì mọi sự đã rồi, người ta chỉ tiếc là không tố cáo sớm cho đỡ tốn công sức của cơ quan thẩm quyền.

Sự im lặng đáng sợ không những làm hại trực tiếp đến từng đơn vị mà còn là lực cản cho sự phát triển chung của đất nước, xã hội. Các cơ quan, địa phương bị kỷ luật gần đây ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tỉnh Hải Dương, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Phú Yên… là có một trong những biểu hiện đó.

Chủ tịch UBND tỉnh, cấp phó của UBND tỉnh và các cơ quan tham mưu biết đó là vi phạm nhưng ai cũng giữ thái độ bàng quang, “im lặng” không dám đấu tranh. Có nơi còn là chỗ dựa, đồng lõa, dung túng, cùng nhau hưởng vật chất từ tham nhũng cho riêng mình, cho nhóm lợi ích. Cả một tập thể cùng tham nhũng sẽ rất khó nói, khó cho phê bình, tố cáo lẫn nhau. Hệ quả là tất cả “bộ sậu” đều phải chịu trách nhiệm liên đới, đồng phạm trong hành vi vi phạm. Sự việc xảy ra cả tập thể lãnh đạo cao nhất của cơ quan, địa phương bị kỷ luật, bị khởi tố, lúc đó mới “cái sảy nảy cái ung”, vừa mất cán bộ, vừa mất lòng dân.

2. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cách đây gần 40 năm - với bút danh “NVL”, phê phán rất gay gắt thái độ bàng quan, thiếu dũng khí trong phê bình, tự phê bình của cán bộ, đảng viên. Cho đó là sự “sự im lặng đáng sợ”. Sự im lặng của người có chức, có quyền câu kết, tránh né, bao che cho nhau để tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và nhiều biểu hiện xấu đi theo.

Cố Tổng Bí thư công khai chỉ ra “Những việc cần làm ngay” và chính từ phê bình trên báo chí là một giải pháp có sức nặng cần thiết được cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh coi trọng. Cho đến nay, những ý kiến chỉ đạo thời kỳ đó còn nguyên giá trị cho chúng ta suy ngẫm, học tập.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng đã chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái, trong đó có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị: “Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”. Khi không bày tỏ thái độ, hành động trước một sự việc đáng lẽ phải có chính kiến kịp thời, vì lợi ích chung. Đó là biểu hiện của thiếu trách nhiệm, vô cảm, không đúng với bản chất của người đảng viên chân chính. Đối với cán bộ, đảng viên, sự im lặng lâu ngày sẽ trở thành nếp nghĩ tiêu cực, đồng lõa với cái xấu, dung túng cho cái sai và tiếp tay cho cái ác.

Trong cuộc sống, sinh hoạt và thực hiện chức trách, nhiệm vụ đấu tranh chống tình trạng im lặng của “một bộ phận không nhỏ” đảng viên, cán bộ là việc làm cần thiết, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Tổ chức cơ sở Đảng phải là chủ thể, người “thẩm phán” để phân định đâu là đúng - sai, định hướng cho đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, chân lý, khuyến khích phê bình, đấu tranh với thái độ im lặng tiêu cực.

Cấp ủy phải nắm cho được tâm tư của cấp dưới, không để họ “sợ” dẫn đến “im lặng”, không dám nêu ra sự thật.

Giải pháp tốt nhất là nâng cao bản lĩnh chính trị, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên; phát huy dân chủ trong đảng; coi trọng phản biện, đấu tranh khi đối diện với biểu hiện tiêu cực. Vấn đề cần đặt ra là kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, chống lợi dụng tập trung để vi phạm dân chủ, độc đoán, chuyên quyền, trù dập người dám đấu tranh. Điều quan trọng là người đứng đầu phải có quan điểm đúng đắn, tránh hiện tượng nói và làm trái ngược, vuốt ve hay hạn chế dân chủ với cán bộ dưới quyền. Người lãnh đạo phải “sạch”, khách quan, có tấm lòng bao dung, nhân ái, tạo cảm nhận yên tâm cho “người đối diện” dám mạnh dạn nói lên sự thật.

 Nhận diện đúng những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị chính là tạo thuận lợi cho cán bộ, đảng viên được nói sự thật, theo quy định của Đảng. Bởi vì  sự thật khách quan là nội dung chính của nguyên tắc phê bình, tự phê bình theo Điều lệ Đảng, hạn chế thái độ bàng quan, im lặng của số đông, khuyến khích cán bộ, đảng viên trong từng tập thể noi theo. Phê phán với tình trạng “im lặng”, quan điểm tiêu cực “đấu tranh, tránh đâu” nhằm góp phần tạo nên đồng thuận, tạo đoàn kết thực sự từ trong mỗi tổ chức. Đó cũng chính là rèn luyện, nâng cao phẩm chất dũng cảm, bản lĩnh chính trị, tinh thần đấu tranh, trung thực của người đảng viên. Khi mỗi người “thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh” thì sự im lặng là biểu hiện ích kỷ của chủ nghĩa cá nhân cần phải bị phê phán...

NGUYỄN AN HÒA
ĐÁNH GIÁ
4
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch
Đẩy mạnh thanh tra, ngăn ngừa sai phạm

Công tác thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đã góp phần quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ). Năm 2024. BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra đối với các đơn vị trên địa bàn.

Đẩy mạnh thanh tra, ngăn ngừa sai phạm
Đấu tranh với nạn cờ bạc

Càng đến gần tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình trạng các đối tượng tổ chức đánh bạc và đánh bạc (TCĐB và ĐB) có dấu hiệu tăng. Trước thực trạng này, công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh tăng cường lực lượng bám, nắm địa bàn; triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Đấu tranh với nạn cờ bạc
Return to top