ClockThứ Sáu, 08/07/2022 09:02

Phát huy vai trò của họ tộc trong xây dựng nông thôn mới

TTH - Các trưởng họ, trưởng tộc, người có uy tín trên địa bàn huyện Quảng Điền luôn đồng hành với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để tuyên truyền, vận động người dân đoàn kết, đồng thuận thực hiện các phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).

Giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mớiĐộng lực xây dựng nông thôn mới ở Phong Xuân

Các họ tộc ngoài đóng góp công sức, tiền của mở đường còn tích cực tham gia vệ sinh môi trường làm sạch đẹp thôn xóm

Được sự vận động của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, hàng chục hộ dân họ Trần, thôn Phổ Lại, xã Quảng Vinh (Quảng Điền) tự nguyện hiến hàng ngàn mét đất, cây cối để xây dựng tuyến đường liên thôn này do Ngân hàng ADB tài trợ.

Ông Trần Tảng, Tộc trưởng họ Trần ở xã Quảng Vinh khẳng định: “Xã Quảng Vinh hoàn thành 19 tiêu chí NTM từ năm 2018. Dòng họ Trần có hơn 100 hộ với hơn 400 người đang sinh sống ở xã. Nhờ có sự đồng thuận của bà con trong xây dựng NTM nên đến nay, đường giao thông ở xã đã được bê tông hóa; cảnh quan, môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp; việc vận động con cháu trong tộc họ đoàn kết giúp nhau, hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, địa phương và tộc họ, phòng, chống các tệ nạn xã hội ngày càng thuận lợi hơn”.

Ngoài họ Trần thôn Phổ Lại, ở Quảng Điền có nhiều điển hình như ông Nguyễn Bí (xã Quảng An) đã ủng hộ gần 1 tỷ đồng để xây dựng nhà văn hóa thôn và vận động người dân đóng góp nhiều công sức, tiền của chỉnh trang xóm làng; họ Bùi ở thị trấn Sịa đã di dời ngôi mộ tổ và hơn 300 ngôi mộ khác của dòng họ để thực hiện chỉnh trang đô thị…

Bên cạnh đó, phong trào khuyến học, khuyến tài đã được các dòng họ chú trọng. Nhiều dòng họ như họ Văn Đình (xã Quảng Vinh), họ Hoàng (xã Quảng Thái), họ Đặng (xã Quảng An)… đã làm tốt xây dựng quỹ của dòng họ, hỗ trợ khuyến học, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho các cháu có cơ hội học tập, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Ông Bùi Bỉnh, Trưởng họ Bùi, thị trấn Sịa chia sẻ, chúng tôi luôn ý thức vai trò, trách nhiệm của mỗi hội viên, gia đình trong góp sức xây dựng NTM là làm cho môi trường sống của mỗi người tốt hơn. Mỗi tộc họ đều phân công người có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt tình phụ trách các công việc của dòng họ. Đồng thời, vận động mọi người trong dòng tộc đóng góp đất đai, tiền của, công sức vào xây dựng NTM và các hoạt động thiện nguyện, khuyến học khuyến tài. Thời gian tới, với truyền thống đoàn kết và nét đẹp văn hóa của từng dòng họ cùng với việc phát huy vai trò của các trưởng tộc, họ tộc, người có uy tín sẽ là động lực cùng với hệ thống chính trị trên địa bàn huyện quyết tâm xây dựng quê hương Quảng Điền ngày càng giàu mạnh, sớm đạt huyện NTM nâng cao.

Thực hiện phong trào “Cả nước chung tay xây dựng NTM” với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, vận động Nhân dân và các trưởng tộc, họ tộc, người có uy tín đã vận động con cháu, các hộ dân tự nguyện hiến đất, hiến cây, phá vỡ hàng rào, giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi, đóng góp tiền mặt, huy động nhiều ngày công lao động để cùng chung tay xây dựng NTM. Qua các phong trào, cuộc vận động đã góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển xã hội ở địa phương, chung sức cùng với huyện Quảng Điền xây dựng thành công huyện NTM.

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền, ông Phan Cảnh Ngưu cho biết, thực tế cho thấy nguồn lực đóng góp cho xây dựng NTM thông qua các dòng tộc là rất lớn. Thời gian tới, huyện cần có nhiều nguồn lực hỗ trợ vốn cho Nhân dân vay tín chấp đầu tư phát triển sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Thực hiện tốt công tác biểu dương, khen thưởng, nhân rộng cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả của những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc ở cộng đồng dân cư; động viên, khuyến khích kịp thời các họ tộc làm tốt công tác vận động gia đình, người thân tham gia xây dựng NTM...

Đến nay, toàn huyện thông qua các dòng tộc, họ tộc đã vận động hiến hơn 72.500m2 đất, 64.423 cây các loại, 4.566m2 tường rào, công trình phụ, 7.067m3 đất đá, 70.772 ngày công; hơn 6 tỷ đồng để xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh; vận động xây dựng 28 nhà văn hóa cấp xã và cấp thôn với tổng kinh phí trên 26 tỷ đồng.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top