ClockThứ Năm, 11/03/2021 08:43

Xác định quyết tâm trong chương trình hành động

TTH - Thời gian tới, toàn Đảng, toàn dân sẽ được học tập, phổ biến và triển khai thực hiện những nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Những mục tiêu lớn, tầm nhìn chiến lược được nêu ra trong văn kiện Đại hội cần sớm trở thành chương trình hành động trong các tổ chức cơ sở Đảng và sự hưởng ứng của toàn dân.

8 nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên HuếTập trung huy động nguồn lực thực hiện hai chương trình mục tiêu quốc gia

1. Đại hội XIII của Đảng đã đề ra tầm nhìn xa hơn không chỉ trong 1 nhiệm kỳ mà định hướng dài hạn, đến giữa thế kỷ 21. Đó cũng chính là kế tục thực hiện mục tiêu Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội Đảng lần thứ VII đề ra năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011).

Mục tiêu lớn là triển khai Chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2030 với những chỉ tiêu cao hơn, vươn lên mạnh mẽ hơn. Tư duy phát triển đã được Đại hội lần này vận dụng, trở thành quyết tâm lớn của Đảng trong lãnh đạo phát triển đất nước. Có người đặt câu hỏi, tại sao Đảng không đưa ra định hướng như vậy sớm hơn từ vài nhiệm kỳ trước mà phải đến Đại hội lần thứ XIII? Đó chính là câu trả lời về thế và lực của đất nước, tâm thế của Đảng trong điều kiện hiện nay. “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay” là nhận định được nêu trong đánh giá của Đại hội XIII, được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định.

Tuy nhiên, con đường đi tới không phải chỉ có thuận lợi. Bốn nguy cơ được chỉ ra từ Đại hội Đảng lần thứ VII đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nguy hiểm nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, nạn tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trong các tầng lớp nhân dân, nhất là một bộ phận thanh niên còn thiếu ý thức với đất nước; lối sống ích kỷ, thực dụng; chạy theo kinh tế thị trường, quên truyền thống của cha anh. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo mới chưa được rèn luyện trong khó khăn, còn có biểu hiện xa rời quần chúng, thiếu bản lĩnh chính trị. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch chống phá chế độ ngày càng quyết liệt, nguy cơ từ bên ngoài ảnh hưởng đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tranh chấp biển đảo còn nhiều tiềm ẩn phức tạp. Tình hình kinh tế, an ninh phi truyền thống còn nhiều diễn biến nhanh chóng, đa chiều với nhiều nhân tố khó lường. Đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ra tổn hại nặng nề trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoại lệ. Đó là những thách thức cần phải vượt qua để hướng đến mục tiêu cao hơn cho trước mắt và lâu dài. Từ đó đòi hỏi các cấp ủy Đảng phải lường hết những yếu tố thuận lợi, khó khăn để xây dựng chiến lược lâu dài theo tinh thần của Đại hội XIII.

2. Nghị quyết, chương trình hành động ở từng ngành, địa phương phải là sản phẩm đặc thù, những thế mạnh cần được vận dụng tạo ra sức bật, phát huy được tiềm năng sẵn có. Ngay trong nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đặt ra. Nhìn vào chương trình, nghị quyết có thể đánh giá được năng lực, tư duy của cấp ủy, của người đứng đầu, đánh giá được thế mạnh của từng ngành, địa phương. Chỉ khi nào đưa ra được chương trình phù hợp, đúng tinh thần đường lối phát triển của Đại hội Đảng thì mới nhanh chóng thành hiện thực, tạo được niềm tin cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Rút kinh nghiệm khi xây dựng nghị quyết, chương trình hành động của không ít tổ chức cấp dưới thường dựa vào nhiệm vụ của cấp trên để “vận dụng”,“chế biến” hoặc “bê” nguyên nội dung vào văn bản của cấp mình. Trong khi đó, xây dựng nghị quyết của từng cấp ủy là nghệ thuật trong vận dụng lý luận vào thực tiễn, đòi hỏi tư duy, sáng tạo chứ không phải lặp lại, rập khuôn.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII không chỉ đưa ra chương trình, mục tiêu cho nhiệm kỳ 5 năm mà đã định hướng đến 10 năm, 25 năm sau. Đó là bước phát triển về tư duy, tầm nhìn định hướng trên cơ sở thế mạnh và tiềm lực của đất nước. Với tinh thần đó thì chương trình hành động của cấp ủy Đảng, nhất là với những Đảng bộ cấp trên cơ sở cũng phải tính tới những mục tiêu xa hơn. Định hướng không chỉ mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chính trị về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường mà cần tính tới cả công tác tổ chức, cán bộ, quy hoạch cho được đội ngũ đáp ứng yêu cầu cho tương lai. Hay nói cách khác là đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ phải được nâng lên một tầm cao mới, chung sức cùng cả dân tộc xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.       

Với tâm thế, vận hội mới, chúng ta có quyền hy vọng và có niềm tin về những định hướng của Đại hội XIII sớm trở thành hiện thực. Không có gì hơn xác định bắt đầu từ quyết tâm trong từng nghị quyết, chương trình hành động của tất cả các tổ chức Đảng.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top