ClockThứ Hai, 07/05/2018 06:15

Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ

TTH - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Công tác cán bộ cực kỳ quan trọng, qua thực tiễn càng thấy quan trọng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là gốc của mọi công việc, then chốt của then chốt”. Bởi vậy, trong công cuộc đổi mới hiện nay, phải xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra.

Gắn công tác cán bộ với đổi mới phương thức lãnh đạoSắp xếp, tinh giản bộ máy gắn với xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệpXây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mớiXây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu đề ra

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà trao Quyết định bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính, giảng viên chính cho các cán bộ

Thường xuyên chăm lo

Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ và xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng. Tại Hội nghị lần thứ 3 BCHTW Đảng (khóa VIII) đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Nghị quyết nhấn mạnh: “Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Vừa qua, các cấp ủy Đảng trên toàn quốc đã đánh giá tổng kết 20 năm thực hiện nghị quyết này, qua đó nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng, đã nhiều họp bàn và ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác cán bộ; đổi mới công tác đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, thi tuyển; công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật cán bộ… NQTW4 (khóa XI) “Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; NQTW 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã và đang được các cấp ủy Đảng triển khai đem lại nhiều kết quả trên các mặt của công tác xây dựng Đảng, trong đó tập trung nhiều vào công tác cán bộ.

UVTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Đoàn Thị Thanh Huyền (bên phải) trao quyết định điều động ông Nguyễn Tài Tuệ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ giữ cương vị Phó Bí thư Thị ủy Hương Trà. Ảnh: Anh Phong

Thời gian gần đây, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế được điều tra, truy tố và xét xử; những sai phạm của một số cán bộ là lãnh đạo các địa phương, ngay cả Ủy viên TƯ Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị cũng bị xử lý nghiêm, được người dân đồng tình, ủng hộ. Nhân dân trong cả nước càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng sẽ loại bỏ “những con sâu” để làm trong sạch bộ máy.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và các nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ, Thừa Thiên Huế đã bám sát nhiệm vụ chính trị và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới. Trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà đánh giá: “Trong công tác cán bộ, nội dung, phương pháp, cách làm có nhiều đổi mới và tiến bộ trong từng khâu, từng việc. Triển khai công tác đánh giá cán bộ hằng năm theo quy định; công tác quy hoạch được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm yêu cầu đề ra; đề bạt, bổ nhiệm cán bộ ngày càng dân chủ hơn, bảo đảm đúng quy trình, quy chế bổ nhiệm, lựa chọn được cán bộ có năng lực và phẩm chất, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; luân chuyển cán bộ đã thực hiện thường xuyên hơn, từng bước nâng cao chất lượng cán bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Riêng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, trong 9 năm (2008 - 2017), tỉnh đã đào tạo cao cấp lý luận chính trị 1.385 cán bộ; trung cấp chính trị 6.468 cán bộ; đào tạo sau đại học 120 cán bộ; bồi dưỡng nghiệp vụ và ngoại ngữ tại nước ngoài 53 cán bộ; bồi dưỡng cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở theo Đề án của UBND tỉnh 515 cán bộ…

Cần những đột phá mạnh mẽ

Với quyết tâm chính trị cao, công tác cán bộ của Đảng ta đã đạt được những kết quả to lớn, nhưng nhìn thẳng vào thực tế hiện nay, vẫn còn rất nhiều những hạn chế, thiếu sót, bất cập. Đó là tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đảm bảo tiêu chuẩn, không đúng quy trình; chạy chức, chạy quyền vẫn đang diễn ra. Những bất cập trong công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ; tư duy nhiệm kỳ chưa được khắc phục hiệu quả. Vẫn còn biểu hiện chủ nghĩa thân hữu, bè phái, nể nang, khép kín trong tuyển chọn cán bộ, dẫn đến nhiều khi chọn người nhà, người thân mà bỏ qua người tài...

Đối với Thừa Thiên Huế, công tác cán bộ chuyển biến còn chậm, chưa tạo được bứt phá. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, giảm sút ý chí phấn đấu, vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng… Chỉ tính từ năm 2010 đến 2017, toàn tỉnh đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 125 tổ chức Đảng, 440 đảng viên. Qua đó, kết luận 115 tổ chức Đảng, 407 đảng viên có vi phạm, phải thi hành kỷ luật 8 tổ chức Đảng và 205 đảng viên; giải quyết 93 trường hợp tố cáo; xử lý kỷ luật 18 tổ chức Đảng (cảnh cáo 2, khiển trách 16) và 1.111 đảng viên (khai trừ 74, cách chức 20, cảnh cáo 280, khiển trách 727)...

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút: “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Những tồn tại, bất cập trong công tác cán bộ chưa được giải quyết thì rõ ràng rất nhiều việc trong “muôn việc” sẽ khó thành công. Bởi vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các cấp ủy Đảng trong công tác này còn rất nặng nề. Để làm tốt công tác cán bộ, phải chú trọng từ khâu quy hoạch, bồi dưỡng đào tạo, tạo nguồn, đến việc công tâm, khách quan trong luân chuyển, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, giới thiệu ứng cử; thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc quy trình thủ tục và cả trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu.

Hiện nay, Trung ương đã xây dựng đề án “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” và sẽ trình tại Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII). Đề án được xây dựng trên cơ sở kế thừa, bổ sung và phát triển các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ; đồng thời đề xuất nhiều quan điểm mới, toàn diện hơn về lĩnh vực này. Tin chắc, khi nghị quyết mới được thông qua và triển khai sẽ có những bước đột phá mạnh mẽ trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. 

Bích Thùy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển
Return to top