ClockThứ Sáu, 01/12/2023 11:49

Xu hướng tất yếu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Ngày 1/12, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức chương trình tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài” cho lãnh đạo các cơ quan báo chí. Tham dự chương trình có 45 học viên đến từ 35 cơ quan báo chí tại Lâm Đồng và các tỉnh, thành trên cả nước.

Hướng đến một nền báo ảnh đa dạngTập huấn kỹ năng cung cấp thông tin cho báo chí và quy trình vận hành mạng lưới phát ngônTập huấn kỹ năng đưa tin về hoạt động hợp tác của Hoa Kỳ trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình DươngTrang bị kỹ năng truyền thông cho cán bộ công đoànChủ động, tự tin hơn khi cung cấp thông tin cho báo chí

Các học viên đến từ 35 cơ quan báo chí tại Lâm Đồng và các tỉnh, thành trên cả nước tham dự tập huấn. 

Theo Ban tổ chức, đây là một trong những chuỗi hoạt động thực hiện thỏa thuận hợp tác triển khai Dự án Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024, giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) nhằm mục tiêu hỗ trợ cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới, góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường và vươn cao hơn nữa. 

Ông Đặng Khắc Lợi, Phó cục trưởng Cục Báo chí cho biết: Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực đã có những tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực báo chí, truyền thông. Nền tảng công nghệ đã sản sinh ra nhiều cách làm mới, làm thay đổi phương thức, thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng… Để gia tăng tốc độ sản xuất tin, bài, thu hút độc giả và giữ vững vị thế cũng như vai trò tiên phong trong công tác truyền thông, các tờ báo tất yếu phải ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào hoạt động nghiệp vụ và quản lý để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của công chúng, tận dụng những ưu điểm của chính các nền tảng công nghệ mới để từng bước chuyển mình, vận động phù hợp với xu hướng chuyển đổi số báo chí. 

Ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng Biên tập Báo VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam trao đổi, chia sẻ về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất tin bài. 

Tại buổi tập huấn, các học viên đã nghe ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng Biên tập Báo VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam trao đổi, chia sẻ về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất tin bài. Trong đó, báo cáo viên đã chia sẻ về một số ứng dụng cụ thể của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực này như: Tạo ra tiêu đề và mô tả hấp dẫn; sử dụng công nghệ AI để tạo ra nội dung tin tức và bài viết tự động dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn; sử dụng AI để phân tích xu hướng và dữ liệu từ các nguồn khác nhau như mạng xã hội, trang tin tức và diễn đàn để đưa ra thông tin chi tiết về các chủ đề đang "hot", tin tức nổi bật và sở thích của độc giả; sử dụng AI để tối ưu hóa nội dung tin tức và bài viết để tăng cường hiệu suất SEO, giúp nội dung được tìm kiếm và đọc nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm...

Theo thông tin từ Cục Báo chí, thống kê từ ngày 1/1 đến 1/12/2023 cho thấy: Top 10 báo thông tin về trí tuệ nhân tạo áp dụng vào cuộc sống có số lượng thông tin nhiều nhất là các báo vnexpress, vietnamnet.vn, thanhnien.vn… Đặc biệt, trong đó có 2 báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam là vietnamplus.vn và baotintuc.vn. Báo Tin tức (baotintuc.vn) cũng nằm trong Top 10 nguồn báo có chỉ số lan tỏa mạnh nhất thông tin về trí tuệ nhân tạo áp dụng vào cuộc sống. Riêng trong 10 bài báo thông tin về trí tuệ nhân tạo áp dụng vào cuộc sống được thống kê có chỉ số lan tỏa mạnh nhất, có tới 3 bài của Báo Tin tức là “Bài hát cuối cùng của The Beatles được hoàn thành nhờ AI”, “Cận cảnh biển báo thông minh tại các điểm đen giao thông ở Hà Nội” và “ChatGPT đạt kỷ lục 100 triệu người dùng chỉ sau 2 tháng ra mắt”.

Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024” là chương trình hành động nhằm thực hiện sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng theo hình thức xã hội hóa với sự đồng hành của Vinamilk trong 5 năm triển khai từ năm 2020 - 2024. Từ đó đến nay, dự án đã tổ chức thành công gần 30 hoạt động bao gồm tổ chức các khóa tập huấn, các diễn đàn, hội thảo về công nghệ, báo chí, xuất bản 10 cuốn sách về nghiệp vụ báo chí… tiếp cận được với hơn 15.000 lượt các nhà quản lý báo chí, cán bộ quản lý truyền thông, phóng viên báo chí trên cả nước, qua đó góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này trong cả nước. Trong khuôn khổ khóa tập huấn tại Lâm Đồng, Ban tổ chức tổ chức cho các học viên tham quan thực tế Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng…


Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 30/11 tại TP. Huế do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công ty TNHH Giáo dục FPT tổ chức nhằm cung cấp, chia sẻ kiến thức về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục và thảo luận, phân tích những thách thức khi triển khai công nghệ AI trong quản lý và giảng dạy. Dự kiến có khoảng 450 - 500 người tham gia hội thảo này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Lãnh đạo lập pháp G7 nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo

Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh vừa bế mạc vào cuối tuần qua ở Italy, các đại diện từ Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó nhấn mạnh các cơ quan lập pháp có vị trí quan trọng trong việc định hướng phát triển AI và đảm bảo an ninh mạng trong tương lai.

Lãnh đạo lập pháp G7 nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo

TIN MỚI

Return to top