ClockThứ Bảy, 05/09/2015 07:20

Ý Đảng, lòng Dân

TTH - Cuối tháng 8 năm 1945 giữa bộn bề, ngổn ngang biết bao công việc chuẩn bị cho lễ tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Công việc cấp bách nhất là phải thành lập Đài Phát thanh Quốc gia”

Trung tâm THVN tại Huế thực hiện phỏng vấn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Ảnh: HK

Thực hiện chỉ thị của Người, trong điều kiện hết sức thiếu thốn, yêu cầu lại rất khẩn trương, lúc 11 giờ 30 phút ngày 7/9/1945, năm ngày sau lễ Quốc khánh 2/9, Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức ra đời. Trong chương trình phát sóng đầu tiên này đã truyền đi toàn văn bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng công bố tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.

Với những đóng góp to lớn của mình, Đài TNVN đã vinh dự được tặng Huân chương Sao vàng, phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta và là đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới.
 

Năm tháng đi qua, nhạc hiệu Đài Tiếng nói Việt Nam đã đi vào lịch sử với lời xướng trên nền nhạc “Diệt phát xít” hùng tráng. Ra đời trong bão táp Cách mạng, Đài Tiếng nói Việt Nam không ngừng lớn mạnh, làn sóng của Đài vượt qua đạn bom và giông bão, vượt qua không gian và thời gian động viên lớp lớp đồng bào, chiến sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đài Tiếng nói Việt Nam thực sự thành nhịp cầu hữu nghị giữa dân tộc ta với bè bạn trên thế giới.

Ngay giữa thời điểm quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngày 1/5/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt câu hỏi lớn cho các đồng chí có trách nhiệm, Bác hỏi: “Bao giờ các chú cho nhân dân ta được xem truyền hình?”. Thực hiện lời dạy của Bác, ngày 7/9/1970, buổi phát sóng thử nghiệm đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam được thực hiện thành công. Chỉ tiếc rằng, Bác đã đi xa không còn nghe báo cáo và chứng kiến thời khắc ý nghĩa ấy. Ngày 7/9 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Phát thanh- Truyền hình Việt Nam.

Giờ đây hai đài Quốc gia đã lớn mạnh và không ngừng phát triển; chương trình ngày càng phong phú, đa dạng, thiết bị sản xuất, phát sóng ngày càng hiện đại, phủ sóng từ đất liền đến hải đảo khắp lãnh thổ đất nước và còn đến nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với 2 đài Quốc gia, đài cấp tỉnh, cấp huyện và trên toàn quốc không ngừng phát triển và củng cố, tạo thành hệ thống phát thanh - truyền thanh - truyền hình từ Trung ương đến cơ sở.

Ở Thừa Thiên Huế, ngoài Trung tâm THVN tại Huế (HVTV), sự nghiệp PTTH tỉnh đã được xây dựng và phát triển. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ở chiến khu A Lưới, sau Tết Mậu Thân 1968, Đài Phát thanh Huế giải phóng đã được thành lập. Tuy nhiên, do chiến sự ác liệt, Đài không hoạt động được. Sau Hiệp định Pa-ri tháng 1/1973, các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang… đã có những tổ phát thanh lưu động hoạt động rất có hiệu quả ở các tuyền giáp ranh giữa ta và địch. Chương trình của các tổ truyền thanh lưu động là các chương trình binh vận, nhằm lôi kéo binh lính chế độ cũ trở về với chính nghĩa. Đã có cán bộ hy sinh hoặc bị thương trên mặt trận “tiếng loa hòa tiếng súng” này. Ngày 29/3/1975, sau ba ngày Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng, Đài Phát thanh Huế Giải phóng đã phát sóng chương trình đầu tiên. Đối với sự nghiệp truyền hình, ngày 19/5/1999, truyền hình Thừa Thiên Huế chính thức phát sóng. Đúng vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Báo chí cách mạng VN (21/6/1925 - 21/6/2005) Trung tâm Phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế đã được khánh thành tại 58 Hùng Vương - thành phố Huế. Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế (T.R.T) là cơ quan ngôn luận của đảng bộ và chính quyền, diễn đàn của nhân dân trong tỉnh, là người bạn thân thiết của các tầng lớp trong xã hội. Ngày 7/9/2000, nhân kỷ niệm Ngày truyền thống PTTH Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMT tỉnh đã tặng T.R.T bức trướng mang dòng chữ: “ Phát thanh Truyền hình/Ý Đảng lòng Dân”. Dòng chữ đó là định hướng và cũng thể hiện niềm tin của đảng bộ chính quyền và nhân dân trong tỉnh, đối với T.R.T.

Từ nhiều năm nay, sóng của T.R.T không những đã phủ trên địa bàn toàn tỉnh mà còn vươn xa đến nhiều tỉnh trong nước và quốc gia qua các hình thức truyền dẫn và phát sóng như: cáp, vệ tinh, Internet, kỹ thuật số…Cùng với tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố đều có đài truyền thanh, truyền hình, trong đó có 3 huyện có đài truyền hình là Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới và hàng chục trạm phát lại phát thanh, truyền hình liên xã. Đối với cấp cơ sở, hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có đài, trạm truyền thanh. Hệ thống phát thanh, truyền thanh, truyền hình từ tỉnh đến cơ sở không ngừng được củng cố, xây dựng và phát triển; đã tạo thành một mạng lưới thông tin rộng khắp; một thiết chế văn hóa quan trọng được xã hội đánh giá cao.

Minh Khiêm
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành thắng lợi chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đặt một dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường

Ngày 5/5, đồng loạt các địa phương ra quân triển khai Phong trào Ngày Chủ nhật xanh. Trong các hoạt động, đáng chú ý đó là nhiều lực lượng đã tập trung xử lý các điểm ô nhiễm tại các kênh, rạch, dòng sông.

Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường
“Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”

“Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói/ Họ gánh theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân”. Đây là hai câu thơ trong bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Hôm nay bỗng ùa về khi lẩn thẩn nghĩ về chuyện đổi tên, đặt lại tên xã, phường sau khi tách nhập đang nóng lên ở rất nhiều địa phương trên cả nước.

“Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”
Return to top